(6 điểm)
Bằng sự hiểu biết về bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, thực hiện các yêu câù a), b).
a) Cho biết hoàn cảnh ra đời Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Nêu nhận định chung về nội dung bài thơ bằng một câu khái quát.
b) Kết thúc Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật viết:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2005, trang 132)
Viết bài văn nghị luận (không quá 400 từ) phân tích đoạn thơ trên, qua đó, em có suy nghĩ gì?
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan



(4 điểm)

Đọc đoạn văn sau, thực hiện các yêu cầu a), b), c):

Uống sữa xong, Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị Thao dựa vào tường, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi.

- Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!

Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Tôi thích Ca-chiu-sa của hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.

Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.

Chị Thao hát: “Đây Thăng Long, đây Đông Đô… Hà Nội…” Nhạc sai bét, còn giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào. Nhưng chị lại có ba quyển sổ dày, chép bài hát. Rỗi là ngồi chép bài hát. Thậm chí, say mê chép cả những lời tôi bịa ra nữa.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi,

Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2005, trang 119)

a) Thế nào là câu rút gọn? Tìm hai câu rút gọn được sử dụng trong đoạn văn. Khi rút gọn cần lưu ý điều gì?

b) Câu “Nho ngủ” trong đoạn văn có phải là câu rút gọn không? Tại sao?

c) Viết đoạn văn diễn dịch (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn.
A.
B.
C.
D.



(4 điểm)

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

-Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: “Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

-Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để nhận thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
A.
B.
C.
D.