Thuỷ phân saccarozơ, thu được 270 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Khối lượng saccarozơ đã thuỷ phân là A. 513 gam. B. 288 gam. C. 256,5 gam. D. 270 gam.
Este metyl acrylat có công thức là A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4?A. Mg, Al, Ag. B. Fe, Mg, Na. C. Ba, Zn, Hg. D. Na, Hg, Ni.
Fructozơ có thể chuyển thành glucozơ trong môi trường nào? A. Axit. B. Bazơ. C. Trung tính. D. Axit hoặc bazơ.
Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là A. không thuận nghịch. B. luôn sinh ra axit và ancol. C. thuận nghịch. D. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
Chất X có công thức phân tử C7H6O3. Cho 27,6gam X tác dụng vừa đủ với 600ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X làA. (HO)2C6H3CHO. B. HOC6H4CHO. C. (HO)3C6H2CH3. D. HCOOC6H4OH.
Cho X là este tạo bởi axit caboxylic đơn chức và ancol metylic. Thuỷ phân hoàn toàn 7,4 gam X người ta dùng 125 ml dung dịch NaOH 1M. Lượng NaOH đó dư 25% so với lượng thực tế phản ứng. Tên của X làA. metyl propionat. B. metyl axetat. C. metyl fomat. D. etyl fomat.
Điện phân có màng ngăn hỗn hợp gồm a mol NaCl và b mol HNO3 sau một thời gian xác định ta thấy dung dịch thu được sau điện phân làm quỳ tím hoá xanh. Điều đó chứng tỏ:A. a > b. B. a < b. C. b > 2a. D. b < 2a.
Cho 0,1 mol este tạo bởi axit 2 lần axit (axit hai chức) và ancol một lần ancol (ancol đơn chức) tác dụng hoàn toàn với NaOH thu được 6,4 gam ancol và một lượng muối có khối lượng nhiều hơn lượng este là 13,56%. Công thức cấu tạo của este là A. C2H5OOC-COOCH3. B. CH3OOC-COOCH3. C. C2H5OOC-COOC2H5. D. CH3OOC-CH2-COOCH3.
E là este của glixerol với một số axit monocacboxylic no, mạch hở. Đun 7,9 gam E với dung dịch NaOH cho tới phản ứng hoàn toàn, thu được 8,6 gam hỗn hợp muối. Cho hỗn hợp muối đó tác dụng dung dịch H2SO4 dư được hỗn hợp 3 axit X, Y, Z; trong đó X và Y là đồng phân của nhau; Z là đồng đẳng kế tiếp của Y và có mạch cacbon không phân nhánh. Số CTCT của E và CTCT của các axit X, Y, Z lần lượt là A. 3; (CH3)2CHCOOH; CH3CH2CH2COOH; CH3(CH2)3COOH. B. 2; (CH3)3CCOOH; CH3CH2CH2CH2COOH; (CH3)2CHCOOH. C. 2; (CH3)2CHCOOH; CH3CH2CH2COOH; CH3(CH2)3COOH. D. 3 ;(CH3)3CCOOH; CH3CH2CH2CH2COOH; (CH3)2CHCOOH.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến