C2H2 và C2H4 cái nào phản ứng với H2 trước?
Phản ứng cùng nhau, không ưu tiên.
X là axit hữu cơ đơn chức, mạch hở phân tử có một liên kết đôi C=C; Y, Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 13,44 lít O2 (đktc) thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,8(g) H2O. % khối lượng của Z trong E là
A. 7,77%. B. 32,08%. C. 48,65%. D. 32,43%.
Dung dịch X chứa a mol NaAlO2 va 2a mol NaOH. Thêm từ từ b mol HCl vào dung dịch X. Để sau phản ứng thu được kết tủa thì giá trị của b là
A. b < 4a
B. 2a < b < 5a
C. 2a < b < 4a
D. 2a < b < 6a
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hidrocacbon A thu được hỗn hợp X gồm CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X vào trong 3,6 lít dung dịch Ca(OH)2 0,5M thấy lượng kết tủa sinh ra hoàn toàn đồng thời khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm đi 57,2 gam. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp X vào trong 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,56M thì thấy lượng kết tủa bị tan đi một phần. Vậy A là
A. C8H18. B. C9H6. C. C8H8. D. C7H12.
Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thỏa mãn trường hợp trên
A. 1,8 B. 1,5 C. 1,2 D. 2,0
Có 6 lọ chứa các dung dịch CaCl2, NaOH, (NH4)2SO4, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, K2CO3 và được đánh số thứ tự. Lập luận để xác định dung dịch nào chứa ở lọ số mấy khi
– Cho một giọt dung dịch 3 vào dung dịch 6 thấy xuất hiện kết tủa, nếu lắc thì kết tủa tan ngay.
– Dung dịch 6 không phản ứng với dung dịch 5 và cho khí mùi khai với dung dịch 2.
– Dung dịch 1 không tạo kết tủa với dung dịch 3, 4, 6
– Dung dịch 2 và dung dịch 5 đều cho kết tủa trắng với 1, 3, 4
Hòa tan hết 13,28 gam hỗn hợp chất rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 (số mol của MgCO3 bằng 2 lần số mol MgO) vào dung dịch hỗn hợp a mol Mg(NO3)2 và b mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch A chỉ chứa 36,8 gam các muối trung hòa và thấy thoát ra 2,912 lít (dktc) hỗn hợp khí gồm CO2, NO, N2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 264/13. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch muối thu được kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 81,9 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn tòan. Tính tỉ lệ a:b là:
A. 1:10 B. 2:5 C . 1:5 D. 5:2
Hỗn hợp T gồm heptapeptit T1 và octapeptit T2 (đều mạch hở và đều tạo bởi glyxin và valin). Đun nóng m(g) T trong dung dịch KOH vừa đủ thu được (m + 40,76)g hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn 1/2 lượng X ở trên cần 1,17 mol O2, thu được K2CO3, CO2, H2O và 4,256 lít N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của T1 trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 39,30%. B. 60,70%. C. 45,60%. D. 54,70%.
Điện phân 200 ml dung dịch MgCl2 1M trong thời gian 1930s với dòng điện 0,5 A khối lượng dung dịch giảm đi bao nhiêu gam?
A. 0,365 B. 0,655 C. 0,475 D. 0,555
Trộn 10,8 gam Al và 34,8 gam Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 10,752 lít H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 60% B. 70% C. 80% D. 90%
Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C2H2 và H2; trong đó nCH4 = nC2H4. Cho 10,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy làm mất màu 80 gam Br2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp X đktc cần dùng 12,88 lít O2 ở đktc.
a) Tính %V mỗi khí trong X .
b) Cho 10,2 gam hỗn hợp X đi qua xúc tác Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm CH4, C2H6, C2H2 và C2H4. Cho Y đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau phản ứng khối lượng bình tăng 7,28 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 7,3. Tính số mol Br2 tham gia phản ứng.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến