1) $2Al+6HCl→2AlCl_3+3H_2$
$Mg+2HCl→MgCl_2+H_2$
Gọi số mol của $Al$ và $Mg$ lần lượt là $a$ và $b$
- Đầu tiên thể tích đề bài cho là tổng thể tích khí $H_2$ sinh ra ở 2 phương trình
$n_{H_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3(mol)$
Mà $n_{H_2}=\dfrac{3}{2}n_{Al}=\dfrac{3}{2}a$ $(mol)$
$n_{H_2}=n_{Mg}=b(mol)$
⇒ Cộng số mol $H_2$ ta được 1 phương trình. $(1)$
- Đề cho tổng khối lượng hỗn hợp, mà công thức khối lượng $m=n×M$
+ Khối lượng của $Al$ là: $m_{Al}=27a(g)$
+ Khối lượng của $Mg$ là: $m_{Mg}=24b(g)$
⇒ Cộng 2 khối lượng ta đươc 1 phương trình. $(2)$
- Từ $(1)$ và $(2)$ ta giải hệ thì tính được số mol của mỗi chất.
- Các số đứng trước phương trình người ta gọi đó là hệ số phương trình, bạn muốn tính được số mol phản ứng thì áp dụng quy tắc nhân chéo chia ngang cho các hệ số phương trình thì ta sẽ tìm được số mol tương ứng của mỗi chất.
2)
- Số mol trước phản ứng hay còn gọi (số mol ban đầu) là số mol mà các chất tham gia phản ứng.
- Sau phản ứng thì đó lượng mol còn lại sau quá trình phản ứng.
(Theo mình thì dạng xét mol trước sau này chỉ dùng cho bài lượng dư thôi)