Nhắc đến trang phục truyền thống của Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài nhiều màu sắc được các thợ may làm nên. Tà áo dài thướt tha, kín đáo làm tô điểm vẻ đẹp mĩ miều, tao nhã của người con gái Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn thế kỉ, chiếc áo dài đã có nhiều sự thay đổi so với những thời kì trước đây. Áo giao lãnh là kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài. Người sáng tạo và định hình nên chiếc áo dài Việt Nam là Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Do sự di cư của người Minh Hương mà chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài giao lãnh để tạo nét riêng cho dân tộc Việt.
Áo dài gồm có thân áo gồm 2 mảnh ôm sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, hai thân thả xuống tận mắt cá chân hoặc gót chân làm nổi bật từng bước đi uyển chuyển, dịu dàng của người con gái. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với đa dạng màu sắc kín đáo, thanh lịch lướt trên đường phố, trở thành bông hoa được mọi người chú ý đến bởi vẻ đẹp của chiếc áo. Quần được may theo kiểu ống rộng để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Đã một thế kỉ nay, các cô nữ sinh cấp 3 là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết, thanh quý của mình trong tà áo dài màu trắng tinh khôi. Tà áo màu trắng bay phấp phới cùng ngọn gió hòa cùng tiếng nói cười trong trẻo của các cô cậu học sinh khiến nhiều người nhớ về thuở học trò của mình.
Vào những ngày Tết hay có lễ hội, chiếc áo dài màu đỏ, trắng, hồng... là một cách thể hiện tấm lòng của mình. Bức họa tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của Việt Nam khi chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen,... đã gây ấn tượng trong lòng người xem. Từ những năm của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được người thợ may cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp hài hòa, độc đáo giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Ngày nay có muôn vàn kiểu váy đa dạng khác nhau như chiếc váy đầm, váy liền thân.... Nhưng chiếc aosdaif vẫn luôn là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam chúng ta.