Các câu sau có phải là câu phủ định không? Vì sao? Xác định rõ kiểu câu phủ định (Phủ định miêu tả, phủ định bác bỏ) a. Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu Ghét những cảnh không đời nào thay đổi. (Thế Lữ) b. Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. (Vũ Đình Liên) c. Ngày nay, khoa học đã tiến nhanh, máy tính điện tử và người máy đã giúp con người giải quyết nhiều vấn đề, nhưng nó không thể thay thế con người… (SGK Ngữ văn, tập hai, trang 6) d. Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. (Khánh Hoài)

Các câu hỏi liên quan

Câu 1: Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục… đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho mày đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. a. Tìm ít nhất hai danh từ, cụm danh từ; hai động từ, cụm động từ trong đoạn trích trên? b. Viết đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) miêu tả cách phòng chống bệnh nCoV trong đó có sử dụng ít nhất hai động từ, hai tính từ. Gạch chân các ĐT, TT đã sử dụng? Câu 2: Tìm lỗi sai, nguyên nhân,cách sửa các câu sau: - Bạn Minh là một lớp trưởng gương mẫu nên ai cũng quý mến bạn Minh. - Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của dân tộc. - Có những trường hợp ta phải sinh động giải quyết với nhau. Câu 3: Đặt câu có phó từ a. Chỉ quan hệ thời gian. b. Chỉ mức độ c. Chỉ sự tiếp diễn tương tự. d. Chỉ sự phủ định. đ. Chỉ sự cầu khiến. e. Chỉ kết quả và hướng. f. Chỉ khả năng.