Phương pháp nào sau đây biểu thị đúng sự hòa tan chất rắn AgCl?A. AgCl + Ag+ + 2Ag+ + Cl- + . B. AgCl + Na+ + OH- NaCl + Ag+ + OH-. C. AgCl + H+ + Cl- Ag+ + Cl2 + H+. D. AgCl + 2NH3 [Ag(NH3)2]+ + Cl-.
Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m làA. 3,12. B. 2,76. C. 3,36. D. 2,97.
Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z. Phát biểu nào sau đây đúng?A. Tách nước Y chỉ thu được một anken duy nhất. B. Trong phân tử X có một liên kết π. C. Tên thay thế của Y là propan-2-ol. D. Phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh.
Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH.
Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X thu được 1,68 lít CO2; 2,025 gam H2O và 0,28 lít N2 (đktc). Vậy CTPT của amin làA. C2H7N. B. CH5N. C. C6H7N. D. C3H9N.
X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X là A. CH3–C6H4–NH2. B. C6H5–NH2. C. C6H5–CH2–NH2. D. C2H5–C6H4–NH2.
Hỗn hợp E gồm một tripeptit X (có dạng M-M-Gly, được tạo từ các α-amino axit thuộc dãy đồng đẳng), amin Y và este no, hai chức Z (X, Y, Zđều mạch hở, X và Z cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Đun nóng m gam E với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được chất rắn A gồm 3 muối và 0,08 mol hỗn hợp hơi T (gồm 3 chất hữu cơ) có tỉ khối so với H2 bằng 24,75. Đốt cháy toàn bộ A cân dùng vừa đủ 21,92 gam khí O2 thu được N2, 15,18 gam K2CO3 và 30,4 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng chất Y có trong m gam hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?A. 2,10. B. 2,50. C. 2,00. D. 1,80.
Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ ẩm. Nung Y với NaOH rắn thu được hiđrocacbon đơn giản nhất. CTCT của X làA. CH3COONH3CH3. B. CH3CH2COONH4. C. HCOONH3CH2CH3. D. HCOONH2(CH3)2.
Cho m gam hỗn hợp hai α-aminoaxit no đều chứa một chức cacboxyl và một chức amino tác dụng với 110 (ml) dung dịch HCl 2M, được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch X cần dùng 140 (ml) dung dịch KOH 3M. Đốt cháy m gam hỗn hợp hai aminoaxit trên và cho tất cả sản phẩm cháy qua bình NaOH dư thì khối lượng của bình này tăng thêm 32,8 gam. Biết khi đốt cháy nitơ tạo thành ở dạng đơn chất. Tên gọi của aminoaxit có khối lượng phân tử nhỏ hơn làA. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin.
Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HCOOH3NCH=CH2. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH2=CHCOONH4. D. H2NCH2COOCH3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến