Thân bài.
Nguyễn Du (1765-1820) là đại thi hào dân tộc Việt Nam với tài năng kiệt xuất, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lơn của nhân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác lớn của nền văn học Việt Nam, được viét bằng chữ Nôm theo thể lục bát gồm 3254 câu. Đoạn trích từ câu 723 với 756 trong "Truyện Kiều" phần gia biến và lưu lạc, thuật lại diễn biến tâm trạng của Kiều trong đêm cuối cùng trao duyên cho em gái.
" Cậy em em có chịu lơì,
Ngồi lên cho chị lậy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đầu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Nhan đề "Trao Duyên" là gửi tình yêu của mình cho một khác, đó không phải là duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường thấy trong ca dao xưa. Trước lúc dấn thân vào con đường lưu lạc Thúy Kiều đã nghĩ đến Kim Trọng, nghĩ đến bản thân đã không giữ được lời hứa với người yêu, cuối cùng đành nhờ cậy em là Thúy Vân kết duyên cùng với Kim Trọng. Mở đầu đoạn thơ là lời thỉnh cầu tha thiết của Kiều.
"Cậy em em có chịu lơì,
Ngồi lên cho chị lậy rồi sẽ thưa."
Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua hai câu thơ đầu. "Nhờ" và "cậy" điều có nghĩa là nhờ vả, xin sự giúp đỡ của một ai đó, nhưng thay vì từ "nhờ" tác giả đã sử dụng từ "cậy", vì từ "cậy" mang âm điệu nặng nề gợi sự quằn quại, đau đớn, vật vã trong lòng Kiều mà từ "nhờ" không thể diễn tả hết được. Cũng như vậy, thay vì từ "nhận" tác giả lại sử dụng từ "chịu" không chỉ thể hiện sự đồng ý mà bắt buộc, để người được nhờ khó lòng từ chối. Cách tác giả dùng từ rất quan trọng đối với Kiêù, nàng mong em mình có thể đồng ý, nàng biết việc nhờ Thúy Vân kết duyên cùng với Kim Trọng là một điều hết sức vô lí, nhưng nàng không còn cách nào khác đó là vì muốn trả lễ cho người mình yêu. Nàng "lậy" và "thưa" đối vs Vân, nàng làm vậy để ràng buộc Vân.
Lậy xong Kiều mở lời giải bày hoàn cảnh của mình cho em nghe, mong em hiểu và có thể kết duyên với Kim Trọng.
" Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề,
Sự đầu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."
Thành ngữ "đứt gánh tương tư" có ý chỉ mối tình dở dang, đứt quãng. Đó là tình cảm của kiều với Kim Trọng chưa kịp tới hồi viên mãng đã gặp tai ương mà chia xa, Kiều khổ biết mấy nhưn đành ngậm ngùi trao cho em. Không những thế, nàng còn bày tỏ sự ray rứt đối với em, đem mối tình sâu đậm của nàng biến thành "mối tơ thừa" mặc em mình liệu.
Từ "khi" được lặp lại ba lần gợi cho người đọc nghĩ đến tình cảm sâu đậm giữa nàng Kiều và chàng Kim. Với nghệ thuật liệt kê "ngày quạt ước","đêm chén thề" những kỉ niệm ấy càng trở nên sống động hơn trong lòng nàng. Những kỉ niệm ấy vốn đẹp nhưng giờ đây nó là nỗi đau không yhể nào phai được trong lòng nàng, đặc biệt là khi nghỉ đến nguyên do.
"Sóng gió bất kì" là khi Kim trọng phải về quê chịu tang chú, gia đình Thúy kiều bị vu oan, cha và em trai bị bắt, để cứu họ nàng phải bán mình đòng nghĩa với viêc làm trái lại lời hẹn ước với Kim. Hoàn cảnh trái ngang, giữa hai lẽ "tình" và "hiếu" nàng chỉ có thể đau đón mà chọn một. Cuối cùng nàng đã dằn vặt nội tâm mà chọn "hiếu" , nàng tỏ lòng với Vân, hy vọng em hiểu và cảm thông cho mình, mong em minh có thể chấp nhận yêu cầu của mình.
Dù đã tỏ lòng với em nhưng sợ em không đồng ý, Kiều dùng lời lẽ thuyết phục em.
"Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Để thuyết phục Vân, Kiều không tiết nuối đến tình máu mủ, cùng với cả cái chết, các thành ngữ "tình máu mủ","thịt nát xương mòn","ngậm cười chín suối" được sử dụng trong bốn câu trên cho thây sự quyết tâm thuyết phục em cho bằng được của Kiều. Chính cái lí lẽ viện đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến cho Vân chẳng thể nào từ chối được.
Thông qua mười hai câu thơ đầu ta thấy tác giả đã sử dụng thể thơ lục bat một cách nhuần nhuyễn, đầy sáng tạo kết hợp với ngôn ngữ vừa nhân gian, vừa bát học. Từ đó tác giả đã phát biểu bi kịch tình yêu, nhân cách sống cao đẹp, số phận bất hạnh của Kiều. Thấm đậm chủ nghĩa nhân đaọ, lòng thương cảm với người phụ nữ tài hoa mệnh bạc.