2.
-Tỉ lệ % $O_{2}$ trong khí thở ra thấp hơn khí hít vào rất nhiều (4,56%) vì $O_{2}$ đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu ở mao mạch.
-Tỉ lệ % $CO_{2}$ trong khí thở ra cao hơn khí hít vào rất nhiều (4,07%) vì $CO_{2}$ đã khuếch tán từ máu ở mao mạch vào phế nang.
-Tỉ lệ % $N_{2}$ trong khí thở ra và khí hít vào chênh lệch không nhiều (0,49%) vì tỉ lệ $O_{2}$ bị hạ thấp nên khí thở ra cao hơn một chút. Sự chênh lệch này không mang ý nghĩa sinh học nào cả.
-Hơi nước bão hoà trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ ở toàn bộ đường dẫn khí.
3.
Khí CO có sự liên kết đặc biệt với hemoglobin, không thể tách ra được. Do đó, hemoglobin không thể liên kết với $O_{2}$ hay $CO_{2}$ để thực hiện quá trình trao đổi khí, cung cấp oxi cho cơ thể và lấy $CO_{2}$ để thải ra ngoài. Vì vậy dẫn đến người hít phải khí CO sẽ bị ngộ độc, nặng nhất là có thể tử vong do thiếu $O_{2}$.
- Khí $CO_{2}$ có sự liên kết không bền với hemoglobin. Do đó, hemoglobin có thể dễ dàng tách ra khỏi $CO_{2}$ để thực hiện quá trình trao đổi khí. Khi lượng khí $CO_{2}$ quá nhiều, cơ thể sẽ bị thiếu oxi dẫn đến phản ứng tăng nhịp tim và nhịp thở để làm tăng quá trình trao đổi khí và cung cấp oxi cho cơ thể.
#Giai_Nhiên