Trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm " Qua Đèo Ngang ", bà huyện Thanh Quan đã khéo léo sử dụng khung cảnh xế tà. Chính khung cảnh đấy đã tạo ra một nỗi buồn man mác, nỗi nhớ quê da diết mà tác giả muốn hướng đến. Bằng việc liệt kê ra " cỏ cây, lá, đá, hoa " trong bài thơ khiến cho cảnh Đèo Ngang hiện lên vô cùng đẹp nhưng cũng rất u buồn. Đó chính là cảnh một vùng đèo hoang sơ, rậm rạp, đơn lẻ nhưng tràn đầy sức sống của thiên nhiên. Bài thơ không chỉ giúp người đọc cảm nhận được Đèo Ngang mà còn giúp ta cảm thấy được sự thưa thớt, mật độ dân số thấp ở nơi đây qua phép đảo ngữ và từ láy đặc sắc. Ở Đèo Ngang, con người sinh sống rất thưa thớt, lẻ tẻ và vô cùng vắng vẻ. Chính những điều trên đã giúp người đọc nhận ra một cảnh Đèo Ngang hoang sơ, rậm rạp, lạnh lẽo, tràn đầy sức sống nhưng vô cùng thưa thớt, ít ỏi đến nỗi khiến bà Huyện Thanh Quan cảm thấy rất cô đơn, buồn tủi.
Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy: Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trải. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải.
“ Qua đèo ngang” thật sự là một bức tranh đẹp đẽ, nên thơ của núi rừng hùng vĩ, sự ấm áp của những người con núi rừng hàng ngày đi đốn củi rồi trở về đoàn tụ với gia đình của mình. Và nỗi nhớ da diết, tình yêu quê hương đất nước lớn lao của người phụ nữ đơn độc giữa nơi đất khách quê người, đã khiến cho người đọc cảm nhận được tình cảm, tư tưởng tuyệt vời của người nữ sĩ dành cho quê hương.