KHỔ 4: Điệp khúc "ta làm" được lặp lại trong 3 câu thơ đã một lần nữa nhấn mạnh ước nguyện, khao khát của nhà thơ. Tác giả muốn "làm con chim hót" dâng hiến tiếng ca cho đời. Nhà thơ muốn hóa thân vào "nhành hoa" tô thắm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Trong bản "hòa ca" tươi đẹp ca ngợi đất nước, thi gia không mong muốn làm một nốt cao mà chỉ cần là một nốt trầm nhưng vẫn xao xuyến, vẫn đủ làm cho lòng người rung động, chỉ cần làm một nốt trầm dù nhẹ nhàng , lặng lẽ nhưng vẫn có giá trị riêng. Nói cách khác, trong bản hòa ca tươi đẹp về đất nước, về cuộc sống, Thanh Hải chỉ mong cống hiến một cách thầm lặng, thầm lặng nhưng đầy sục sôi, cháy bỏng.
KHỔ 5: Một mùa xuân nho nhỏ-mùa xuân chỉ bình dị, khiêm nhường nhưng lại vô cùng chân thành, tha thiết. Không cần to lớn, khoa trương Thanh Hải trong những ngày cuối cùng chỉ muốn hiến dâng cho đời mùa xuân nho nhỏ của mình một cách lặng lẽ. Điệp ngữ "dù là" được lặp lại 2 lần như lời tác giả muốn truyền đến người đọc rằng mỗi người phải góp cho cuộc đời chung một nét riêng, một phần tinh túy nhất của cuộc đời. Kể cả khi đang còn ở độ tuổi hai mươi trẻ trung hay cho đến khi tóc đã bạc trắng chỉ cần một phần dù ít nhưng là phần tinh túy nhất để cống hiến thêm sự tươi đẹp cho cuộc đời. Sự thầm lặng cống hiến của Thanh Hải cho cuộc đời khiến ta liên tưởng đến anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long- người anh hùng thầm lặng luôn không ngừng cống hiến cho đất nước.
LIÊN HỆ:-anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
-Phương Định, Nho, Thao trong " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
-Khổ thơ trong bài "Một khúc ca xuân" của Tố Hữu:
"Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình."
Đây là bài làm mình tự viết có gì bạn tham khảo rồi cho ý kiến nha