Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch axit clohidric 36% (D = 1,19 g/ml) để pha thành 5 lít dung dịch axit clohidric 0,5M.
Pha loãng làm lượng chất tan không đổi nên:
nHCl = 5.0,5 = 2,5 mol
Nồng độ dung dịch ban đầu: CM = 10dC/M = 11,737
—> Vdd ban đầu = 2,5/11,737 = 0,213 lít = 213 ml
X là hỗn hợp gồm Mg và Zn, Y là dung dịch H2SO4 (loãng) chưa rõ nồng độ.
+ TN1: Cho 12,15 gam X vào 1 lít Y, sau thí nghiệm thấy thoát ra 4,48 lít khí H2.
+ TN2: Cho 12,15 gam X vào 1,5 lít Y, sau thí nghiệm thấy thoát ra 5,6 lít khí H2. Các thể tích tích khí đều đo ở đktc.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
b) Chứng tỏ rằng trong thí nghiệm 1: X chưa tan hết, thí nghiệm 2: X tan hết.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng trong thí nghiệm và thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong X.
Cho 1,62 gam Al tác dụng với axit HCl dư, toàn bộ lượng khí H2 thu được cho đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO nung nóng thu được 13,76 gam hỗn hợp chất rắn B.
a) Tính m
b) Cho m gam A tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 2M. Tính khối lượng mỗi muối thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng?
Hợp chất hữu cơ X có thành phần % về khối lượng các nguyên tố: 40% C, 6,67% H; còn lại là oxi. Biết rằng, ở cùng điều kiện (nhiệt độ, áp suất): 9 gam X chiếm thể tích bằng thể tích của 4,8 gam khí oxi. Xác định công thức hoá học của X.
Cho hỗn hợp khí X gồm CO2 và CO đktc có tỉ khối đối với khí H2 là 16
a) Tính thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
b) Dẫn 8,96 lít hỗn hợp X qua ống sứ có chứa 24g hỗn hợp Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thấy có V lít khí A thoát ra khỏi ống sứ. Tính V biết các thể tích khí đo ở đktc.
Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng
– Cho 15,9 gam Na2CO3 vào dung dịch cốc đựng dung dịch HCl.
– Cho 10,4625 gam kim loại M (hóa trị 3) vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Sau khi các phản ứng xong (Na2CO3, kim loại M phản ứng hết) thì cân ở vị trí thăng bằng. Xác định kim loại M, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm Na, BaO, NaOH (các chất trong hỗn hợp có số mol bằng nhau) tan hết vào 500 gam dung dịch NaOH 1% thu được dung dịch A. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.
Trộn hỗn hợp C gồm 2 oxit kim loại R và M với nhôm kim loại được hỗn hợp D. Nung nóng D trong điều kiện không có oxi đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 25,83 gam hỗn hợp E. Hàm lượng tổng cộng của nhôm trong hỗn hợp E (theo khối lượng) là 24,042%. Chia E thành 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho phản ứng hoàn toàn với NaOH dư thu được 504ml khí. Phần thứ 2 cho phản ứng hoàn toàn với H2SO4 loãng dư, tạo ra 1,176 lít khí và còn lại chất rắn không tan là kim loại M có khối lượng 5,76 gam. Lấy toàn bộ lượng M hoà tan hết vào HNO3 dư, tạo ra 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích đo ở đktc.
a. Xác định R, M và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong C. b. Nếu dùng cùng lượng hỗn hợp C như trên cho tác dụng hết với dung dịch HCl 6M, đun nhẹ thì phải dùng ít nhất bao nhiêu lít dung dịch axit đó?
Hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1. Cho 44 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 24,1 gam B. 27,8 gam C. 21,4 gam D. 28,7 gam
Hòa tan 9,61 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Ba, Al và Fe vào nước (lấy dư) thu được 2,688 lít H2 (đkc) và chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với CuSO4 thu được 7,04 gam Cu. Phần trăm khối lượng của Al trong X là :
A. 22,47% B. 33,71% C. 28,09% D. 16,85%
Cho 9,9 gam hỗn hợp Al, Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,8 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử X duy nhất. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 65,7 gam B. 87,69 gam C. 78,64 gam D. 56,24 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến