câu 1"Mỗi thành phố thường gắn liền với một dòng sông. Đến với Đà Nẵng, cũng có một dòng sông, Dòng sông Hàn ôm ấp, vuốt ve cho sức sống mơn man của thành phố trẻ. Tên gọi Đà Nẵng có lẽ bắt nguồn từ dòng sông ấy. Theo tiếng Chăm, “đà” là dòng sông, “nẵng” bao hàm là rộng lớn. Ghép nghĩa con sông rộng lớn, con sông già mà thành tên thành phố mà ngày nay chúng ta thường gọi.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo chỉ ra, “Đà Nẵng” là phiên âm từ tiếng Chăm với nguyên âm “Hang Danak”. Người xưa đã mượn ngôn ngữ Chăm, phiên âm theo tiếng Hán để gọi tên thành phố Đà Nẵng.
Tác giả Phan Huỳnh Điểu trong bài hát Sợi Nhớ Sợi Thương có viết:
“…Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên nắng đốt, bên mưa quây…”
Đà Nẵng nằm ở vị trí địa lý rất đặc biệt, ngay dưới chân đèo Hải Vân hùng vĩ vươn mình ra biển cả. Đỉnh đèo hai bên mưa nắng đan xen, có khi một bên nắng gắt, bên mưa cách nhau trong gang tấc. Cái nắng cái mưa ấy qua con mắt của những người dân mà gọi tên Đà Nẵng như một phần quen thuộc của cuộc sống. Những lần trời mưa, người dân phía Bắc nhìn qua vùng đất trời Nam, thấy trời hửng thường kêu lên: đã nắng, đã nắng… Phương ngữ miền Trung giọng nói rất nặng, rất khó nghe. “Đã” nghe thành “đà”, “nắng” nghe thành “nẵng”. Vậy nên nghe nhiều thành quen,vùng đất bên dòng sông Hàn này có tên gọi là Đà Nẵng.
*
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông.. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Câu 2:
Theo sách “Ô Châu cận lục” (của Dương Văn An soạn năm 1533” thì địa danh Đà Nẵng lần đầu tiên xuất hiện khi sách nhắc đến “một ngôi đền ở cửa biển Đà Nẵng” thờ một nhân vật từ thời Lê Thánh Tông.Địa danh Đà Nẵng đã được ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ XVI trở đi (như “An Nam hình thắng đồ”, “An Nam thông quốc toàn đồ”).
Còn có một tên khác khá phổ biến về vùng đất này, đặt biệt là trong dân gian, đó là tên gọi gắn liền với con sông Hàn.Kean có nghĩa là Kẻ Hàn.
Ngoài ra, còn có một tên gọi dành cho thành phố Đà Nẵng nữa, đó là Tourane.
Còn người Trung Hoa vẫn gọi nơi đây là Hiện Cảng. Chữ Hiện theo hai cách viết chữ Hán hoặc có nghĩa là “Cảng con hến” hoặc “Cảng núi nhỏ mà hiểm”
Ngoài ra, nhân dân địa phương vẫn có thói quen gọi vịnh Đà Nẵng là Vũng Thùng
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tourane được mang tên Thái Phiên
Hai năm sau, thành Thái Phiên lại được đổi tên thành Đà Nẵng và tên gọi này được giữ cho đến ngày nay.