Câu 2:
Sự tiêu hóa ở khoang miệng rất mạnh về biến đổi lí học :
Thể hiện ở tác dụng phối hợp của nhiều bộ phận là: răng, lưỡi, má, môi, vòm miệng,...
Hoạt động của mỗi bộ phận trong quá trình này như sau:
* Tác dụng của răng: Gồm có 3 loại răng:
- Răng cửa : cắt thức ăn
- Răng nanh: xé thức ăn
- Răng hàm : nghiền thức ăn
Hoạt động của răng được sự hỗ trợ của các cơ nhai.
* Tác dụng của lưỡi: Lưỡi thực hiện đảo trộn thức ăn, làm thấm đều thức ăn với nước bọt và đưa thức ăn vào giữa hai hàm răng khi nhai.
* Tác dụng của má, môi, vòm miệng:
Tham gia vào việc giữ thức ăn trong khoang miệng trong quá trình nhai nghiền.
Các hoạt động lí học nói trên đã làm biến đổi thức ăn từ dạng "thô", cứng, kích thước to thành dạng nhỏ, mềm hơn rất nhiều
Sự tiêu hóa ở khoang miệng rất yếu về biến đổi hóa học :
Ở khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt tiết dịch nước bọt. Vai trò của dịch nước bọt chủ yếu vẫn là hỗ trợ cho biến đổi lí học ( ngấm đều và làm mềm thức ăn). Tác dụng hóa học của nước bọt rất yếu ớt, chỉ có một loại enzim duy nhất amilaza làm biến đổi một ít chất tinh bột chín thành đường đôi mantozo. Hầu hết các chất gluxit và toàn bộ các chất khác không được biến đổi hóa học ở miệng.