1. * Các kiểu khí hậu ở Châu Âu:
- Khí hậu hàn đới
- Khí hậu ôn đới hải dương
- Khí hậu ôn đới lục địa
- Khí hậu cận nhiệt địa trung hải
2. Vị trí: nằm ở vùng cực nam của Trái đất, tiếp giáp Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
- Giới hạn diện tích 14,1 triệu km² bao gồm lục địa Nam cực và các đảo xung quanh
*Khí hậu:
- Khí hậu lạnh lẽo và khắc nghiệt
- Nhiệt độ quanh năm dưới 0*C, băng tuyết bao phủ quanh năm
- Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc của gió thường trên 60km/giờ
*Địa hình:
- Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2600m
- Băng bao phủ 98% diện tích lục địa
*Động vật và khoáng sản:
- Do khí hậu lạnh khắc nghiệt nên thực vật không thể tồn tại
- Động vật phong phú, có khả năng chịu rét như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh,... sống ở ven lục địa
-Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
3. Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu - đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa. thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu - đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.
Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.
4. Ở Tây Âu có địa hình đón gió, nằm sát biển nên gió Tây Ôn đới thổi hơi mát cùng ảnh hưởng của dòng biển nóng ven bờ → khí hậu ôn đới hải dương
Còn ở Đông Âu, do địa hình khuất gió, lại bị phần Tây Âu chiếm phần lớn lượng mưa và gió ấm áp (như trên đã nói) nên hình thành kiểu khí hậu Ôn đới lục địa
5. Giải thích:
- Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa Ô-xtrây-li-a nên phần lớn lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.
- Phía đông lục địa có dãy Trường Sơn chạy sát biển chạy dài từ bắc xuống nam, chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Ô-xtrây-li-a, gây mưa nhiều ở sườn núi hướng về phía biển, sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bên trong lục địa bị khô hạn.
- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-li-a làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.
#chúc bạn học tốt#