Câu 1 : Kinh tuyến Tây là:
A. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
B. Nằm phía dưới xích đạo.
C. Nằm phía trên xích đạo.
D. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
⇒ Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến Tây nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.
Câu 2 : Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là:
A. Kinh tuyến Đông.
B. Kinh tuyến gốc.
C. Kinh tuyến Tây.
D. Kinh tuyến 180o.
⇒Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến $0^{0}$ qua đài thiên văn Grinuyt nước Anh.
Câu 3 : Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì:
A. Các đường hàng hải chính thường nằm gần xích đạo.
B. Các đáp án đều đúng.
C. Để xác định vị trí nơi đến.
D.Vạch lộ trình đi trên biển.
⇒Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì: Theo phép chiếu đồ này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất (Các đường hàng hải chính thường nằm gần xích đạo nên độ chính xác cao), không có sai số độ dài, càng xa xích đạo càng kém chính xác, tỉ lệ theo lưới chiếu kinh tuyến vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Hơn nữa ở góc chiếu này, góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên địa cầu.
@hoc_tot_nhoa_!
Xin câu trả lời hay nhất nếu được ạ!
@5_sao_nhoa