1.
Trùng roi
Trùng roi di chuyển nhờ roi, Khi di chuyển, roi xoáy vào nước như mũi khoan. Nhờ tác dụng của lực khoan này, đầu chúng hơi đảo và cơ thể vừa tiến vừa xoay quang mình nó. Ở nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng). Nếu cho chúng vào chỗ tối lâu ngày chúng sẽ mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ có sẵn hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (dị dưỡng). Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể. Hô hấp qua màng cơ thể, đường lấy thức ăn ổn định nhưng đường tiêu hóa thức ăn không ổn định, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp
Trùng kiết lị
Trùng kiết lị di chuyển bằng chân giả. Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài.
2.
Trùng kiết lị
Dinh dưỡng : nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào. Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào ký sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, người sinh sản ra nhiều trùng ký sinh mới cùng lúc gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh rồi phá vỡ hồng cầu để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng ký sinh lại chui vào các hồnm cầu khác lập lại quá trình như trên
4. Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: ở thủy tức khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.
5. để tránh ảnh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành ruột khoang ta cần sử dụng : vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng tay cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay
6. Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu. Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên mắt và lông bơi bị tiêu giảm.. Ngược lại, các giác bám phát triển. Với cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, sán lá gan có thể chun, dãn, phồng, dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.
7. các loài giun tròn thường Kí Sinh ở các nơi giàu chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật, thực vật như : ruột non, lá tràng, ruột già, mạch bạch tuyết, túi mật, rễ lúa, ...
+giữ gìn vệ sinh cá nhân : rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+giữ gìn vệ sinh môi trường : tiêu diệt ruồi, không vứt rác bừa bãi, không tưới phân tươi cho rau
+giáo dục trẻ em bỏ thói quen mút tay
+đi giày ủng khi tiếp xúc nơi đất bẩn
+kiểm nghiệm thực phẩm và cấm buôn bán các loại thịt trâu, bò, lợn,... bị nhiễm bệnh
+tẩy giun, sán định kỳ 2 lần / năm