`1.` Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
`2.` Những nhà cải cách tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Nội dung chính trong đề nghị cải cách của các nhà cải cách đó là: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí.
`3.` - Các đề nghị cải cách ở nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX không được thực hiện vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng đất nước.
-Biết được thực trạng của đất nước nhưng họ vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách có khả năng thực hiện.
`4.` Hiện nay nước ta đang gặp những khó khăn là:
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc vẫn còn cao.
- Gây sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho công dân trong tương lai.
- Vấn đề giải quyết việc làm trở nên gay gắt.
- Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
Em cần làm để giảm bớt khó khăn đó là:
- Tuyên truyền mọi người có ý thức đeo khẩu trang khi ra ngoài
- Hạn chế ra ngoài , tiếp súc mọi người
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài , và rửa tay sát khuẩn khi về nhà
`5.` Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- con đường đúng đắn, sáng suốt, không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước-con đường cách mạng vô sản.
`6.`
Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân
+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
Về xã hội:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,…đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
xin hay nhất ạ