Câu 1: Nhằm tiết kiệm triệt để trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Một nhà máy A đã sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường nên đổ trực tiếp các chất thải công nghiệp vào nguồn nước. a. Theo em, nhà máy A có vi phạm pháp luật hay không? Vì sao? b. Nếu việc làm của nhà máy A tiếp diễn sẽ gây hậu quả gì cho con người và môi trường sống? Câu 2: Vừa đi học về, Tuấn thấy bạn Bình gần nhà mang xác rất nhiều con chuột đã chết định vứt xuống con sông ngay trước nhà của mình. a. Nhận xét việc làm của Bình đúng hay sai ? Vì sao ? b. Nếu em là Tuấn trong trường hợp này em sẽ làm gì ? Giúp mình nhé cần gấp

Các câu hỏi liên quan

Câu 1. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự suy thoái của nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ XV – XVI? A. Do nhà nước không quan tâm đến sản xuất. B. Do quan lại ra sức chiếm đoạt ruộng đất. C. Do nông dân liên tục nổi dậy đấu tranh. D. Do mất mùa, đói kém xẩy ra liên miên. Câu 2: Điểm nổi bật của tình hình nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII? A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ phong kiến. B. Diện tích canh tác được mở rộng cả ở Đàng trong lẫn Đàng ngoài. C. Nhà nước và nhân dân đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích. D. Kinh nghiệm “nước, phân, cần, giống” được đúc kết. Câu 3: Những nghề thủ công cổ truyền nào của nước ta sau đây được phát triển và đạt trình độ cao trong các thế kỉ XVI – XVIII? A. Gốm sứ, dệt vải, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng. B. Gốm sứ, dệt vải, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, in khắc bản gỗ. C. Gốm sứ, dệt vải, làm giấy, làm đồ trang sức, làm đường trắng, đúc đồng. D. Gốm sứ, dệt vải, làm tranh sơn mài, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng. Câu 4 Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của nội thương nước ta trong các thế kỉ XI – XVIII? A. Nhiều thương nhân nước ngoài đến xin lập phố xá. B. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi. C. Xuất hiện nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán. D. Nhà nước lập nhiều trạm dịch để thu thuế. Câu5. Sự hưng khởi của các đô thị nước ta trong các thế kỉ XI – XVIII do A. sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. B. nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. C. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi. D. xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến. Câu6. Vào các thế kỉ XVI – XVIII Thăng Long – Kẻ Chợ gồm A. 36 phố phường và 8 chợ. B. 36 phố phường và 6 chợ. C. 38 phố phường và 8 chợ. D. 36 phố phường và 9 chợ. Câu7. “Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có hai thị trấn, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản.” (Tường trình về vương quốc Đàng Trong) Nội dung trên nói đến thành phố nào của nước ta trong các thế kỉ XVII – XVIII? A. Hội An. B. Phố Hiến. C. Thanh Hà D. Kẻ Chợ. Câu8. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII? A. Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh – Nguyễn. B. Do chính sách mở cửa của chính quyền Lê - Trịnh. C. Do chính sách mở cửa của chính quyền Lê – Nguyễn. D. Do chính sách mở cửa của chính quyền nhà Nguyễn. Câu 9. Đến đầu thế kỉ XIX các đô thị ở nước ta suy tàn dần do A. nội thương kém phát triển. B. thủ công nghiệp kém phát triển. C. chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình. D. mâu thuẫn giữa nước ta với thương nhân nước ngoài. Câu 10. Ý nào sau đây không thể hiện sự phát triển của các đô thi ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII? A. Nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. B. Thăng Long và Phố Hiến là hai đô thị sầm uất nhất miền Bắc. C. Thanh Hà là đô thị mới được người đương thời đánh giá “Đại Minh khách phố”. D. Sự phát triển của nền kinh tế hang hóa đã tạo điều kiện cho các đô thị hung khởi.