Câu 1: Nước Đại Việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ XV – XVI. B. Thế kỉ XV – XVII. C. Thế kỉ XVI – XVIII. D. Thế kỉ XVII – XVIII. Câu 2: Đánh giá nào sau đây đúng nhất với quốc gia Đại Việt thế kỷ XV? A. Là quốc gia phát triển nhất châu Á. B. Là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á. C. Là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc nhất Đông Nam Á. D. Là quốc gia phong kiến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Câu 3: Trận đánh quyết định để kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là trận đánh nào? A. Trận Tốt Động- Chúc Động. B. Trận Bồ Đằng. C. Trận Chi Lăng- Xương Giang. D. Trận đánh thành Đông Quan. Câu 4: Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta? A. Phú Núi Chí Linh. B. Bình Ngô Sách. C. Côn Sơn Ca. D. Bình Ngô Đại Cáo. Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là điểm mới của Luật Hồng Đức? A. Bảo vệ chủ quyền quốc gia. B. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C. Bảo vệ quyền lợi của Vua, hoàng tộc. D. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Câu 6: Cuộc khủng hoảng chính trị ở nước ta vào đầu thế kỷ XVI đã dẫn tới sự kiện gì? A. Làm triều Lê sơ sụp đổ. B. Dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ. C. Tạo điều kiện cho quân Minh tiến hành xâm lược nước ta. D. Dẫn đến cuộc chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài bùng nổ. Câu 7: Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước? A. Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc. B. Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực. C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi. D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung quốc. Câu 8: Địa danh nào sau đây không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII? A. Thăng Long. B. Phố Hiến. C. Hội An. D. Bắc Ninh. Câu 9: Chữ Quốc Ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào? A. Nhu câu truyền bá đạo Thiên Chúa của các giáo sĩ phương Tây. B. Nhu cầu đọc viết của nhân dân ta. C. Nhu cầu ghi chép của nhà nước phong kiến. D. Nho giáo đã mất dần hiệu lực độc tôn. Câu 10: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào? A. Được xem như quốc giáo B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử. C. Không hề được quan tâm D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Lấy từ câu 11 -15 Câu 11: Vào thế kỉ XVII, ở nước ta diễn ra sự kiện lịch sử nào làm tổn thương đến việc thống nhất đất nước? A. Chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều. B. Các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, Nguyễn chia cắt đất nước. C. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn. D. Quân Xiêm sang xâm lượ nước ta. Câu 12: Dòng sông được lấy làm giới tuyến chia cắt đất nước Đàng Trong, Đàng Ngoài có tên gọi là gì? A. Sông Gianh. B. Sông Bến Hải. C. Sông Lam. D. Sông Tiền. Câu 13: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nhân dân ta đã phải đương đầu với những thế lực ngoại xâm nào? A. Quân Minh. B. Quân Thanh C. Quân Xiêm. D. Quân Xiêm, Thanh. Câu 14: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta? A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam. C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh. D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta. Câu 15: Cuộc khởi nghĩa mở đầu cho phong trào đấu tranh của nông dân Đàng Ngoài thể kỉ XVIII là cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất. B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát. C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng. D. Khởi nghĩa Phùng Chương. Câu 16: Chiến thắng to lớn của nghĩa quân Tây Sơn năm 1785 là gì? A. Hạ được phủ thành Quy Nhơn. B. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm –Xoài Mút. C. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. D. Lật đổ dược chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Câu 17: Ai là người đã cầu cứu vua Thanh (Càn Long), dẫn đến việc quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm 1788 - 1789? A. Lê Chiêu Thống. C. Nguyễn Ánh. B. Lê Long Đĩnh. D. Trần Kiện. Câu 18: Phong trào nông dân khởi nghĩa và lan rộng ở thế kỉ XVIII, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn, là biểu hiện của vấn đề gì? A. Sự nổi loạn cát cứ ở các địa phương. B. Sự lớn mạnh của nông dân. C. Sự khủng hoảng và suy sụp của chế độ phong kiến. D. Sự xâm lược của thế lực bên ngoài. Câu 19: Vì sao nói trong các năm 1786 – 1788 phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước? A. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan giấc mộng xâm lược của quân Thanh. B. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. C. Cuộc khởi nghĩa đã lật đổ chính quyền Lê – Trịnh tồn tại hàng trăm năm. D. Lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh – Lê.

Các câu hỏi liên quan

Câu19: Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào nước ta hiện nay? A. Đèo Măng Giang - Gia Lai B. Tây Sơn - Bình Định. C. An Khê - Gia Lai. D. An Lão - Bình Định Câu 20: Sự kiện lịch sử lớn diễn ra ở Đàng Trong năm 1777 là sự kiện nào? A. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc. B. Nghĩa quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ. C. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận D. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn. Câu 21: Năm 1785 nghĩa quân Tây Sơn đã giành được chiến thắng to lớnnào? A. Hạ được phủ thành Quy Nhơn. B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. C. Đánh đổ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. D. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Câu 22: Phong trào Tây Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì? A. Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh – Lê, xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền thống nhất quốc gia; đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc. B. Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh – Lê. C. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lước Xiêm và bắt được Nguyễn Ánh. D. Đập tan hoàn toàn giấc mộng xâm lược của quân Thanh. Câu 23: Vì sao cuối năm 1788, vua Càn Long lại cho 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta? A. Vì nội bộ nước ta bị chia rẽ do chúa Trịnh lấn át quyền lực của vua Lê. B. Vì Nguyễn Ánh cầu cứu vua Thanh. C. Vì vua Càn Long muốn mở rộng lãnh thổ về phía Nam. D. Vì vua Xiêm muốn quân Thanh và quân Xiêm cùng lúc tấn công nước ta Câu 24: Ai là người đã cầu cứu vua Thanh (Càn Long), dẫn đến việc quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm 1788 - 1789? A. Lê Long Đĩnh. B. Lê Chiêu Thống. C. Nguyễn Ánh. D. Trần Kiện. Câu 25: Phòng tuyến do quân Tây Sơn thiết lập để ngăn cản quân Thanh sau khi rút lui là: A. Bờ Nam sông Như Nguyệt B. Hà Hồi - Ngọc Hồi. C. Bờ Nam sông Gianh. D. Tam Điệp – Biện Sơn. Câu 26: Lực lượng nào đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII? A. Nghĩa quân Tây Sơn. B. Lực lượng chúa Trịnh. C. Lực lượng chúa Nguyễn. D. Lực lượng vua Lê. Câu 27: Thời Quang Trung, chữ viết nào được đề cao? A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ Phạn. D. Chữ Quốc ngữ. Câu 28: Quốc hiệu đầu tiên của nước ta dưới thời Nguyễn là gì? A. Việt Nam. B. Đại Nam. C. Đại Việt. D. Đại Việt. Câu 29: Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính dưới thời Nguyễn là gì? A. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh. B. Chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. C. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. D. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên. Câu 30: Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào? A. Đặt quan hệ bình thường với các nước phương Tây. B. Thi hành chính sách tương đối mở đối với các nước phương Tây. C. Thực hiện mở cửa để quan hệ với phương Tây. D. Chủ trương đóng cửa,không chấp nhận quan hệ với các nước phương Tây.