Câu 1:
- Ở Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị chuyển sang chế độ độc tài phát xít. Ở Nhật Bản, do tồn tại sẵn chế độ Thiên hoàng, quá trình phát xít hóa chính là quá trình quân phiệt hóa bộ máy này nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
- Quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra trong thời gian ngắn hơn. Ở Nhật Bản, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập kỉ 30 thông qua những cuộc đảo chính giữa các tập đoàn tư bản và các thế lực quân phiệt của những người lao động diễn ra quyết liệt.
Câu 2:
Tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX:
* Giống:
- Đều là quốc gia phong kiến. Chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Đều đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. (Nhật Bản là Mĩ, Việt Nam là Pháp).
- Về kinh tế: nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
* Khác:
- Về kinh tế:
+ Nhật Bản: kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
+ Việt Nam: kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nền kinh tế TBCN chưa phát triển.
- Về xã hội:
+ Nhật Bản: Tầng lớp tư sản công thương nghiệp xuất hiện và ngày càng giàu có.
+ Việt Nam: chưa phát triển kinh tế TBCN nên chưa xuất hiện tầng lớp tư sản.
- Cách giải quyết khủng hoảng và kết quả:
+ Nhật Bản: tiến hành cải cách Minh Trị trên tất cả các lĩnh vực, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển theo con đường TBCN.
+ Việt Nam: không tiến hành cải cách, đất nước rơi vào vòng lệ thuộc thực dân Pháp.
=> Nhờ cuộc duy tân Minh Trị, Nhật Bản trở thành cường quốc hàng đầu châu Á.