câu 1:
Ngày trước chúng ta vẫn quan niệm rằng chơi pháo là thú vui, đem lại sự rôm rả, những âm thanh của ngày tết, chính vì thế cứ mỗi dịp tết cổ truyền thì người người chơi pháo, nhà nhà chơi pháo. Cũng là một thú vui thật, bởi nó là một trong sáu thứ mà người xưa cho rằng cấu thành của một cái tết cổ truyền. Nhưng xét kỹ lưỡng thì chơi pháo lợi ít mà hại thì nhiều, niềm vui thì nhỏ nhưng những nỗi buồn do nó gây ra rủi ro là rất lớn. Nào là pháo nổ gây bỏng, bị thương cho người dùng, thậm chí gây ra hỏa hoạn cháy nhà chết người. Nhất là những cửa hàng pháo, phố pháo chứa rất nhiều pháo, thuốc nổ. Đó là những quả bom không biết được giờ nổ nếu như xảy ra chập điện hay vô tình bắt lửa…Chưa kể đến nếu đốt pháo nhiều sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường vào dịp lễ tết nếu bởi xác pháo cũng như khói thuốc nổ.Ngoài ra một vấn đề mà chúng ta cần phải lưu tâm khi chơi pháo đó là nó sẽ gây ra sự tốn kém rất lớn. Bởi cứ mỗi dịp tết đến, Việt Nam có hàng chục triệu dân, sẽ tương đương với triệu hộ gia đình sẽ đốt pháo thì số lượng pháo tiêu thụ sẽ rất lớn và cũng đồng nghĩa với việc pháo sẽ tiêu tốn hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ mỗi năm. Vậy nên nhân dịp xuân Giáp Ngọ đốt pháo là việc vi phạm pháp luật. Chúng ta hãy vui xuân theo cách của chúng ta mà không đốt pháo.
Câu 2:
Cho đến nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, tác động tiêu cực đến các nền kinh tế ở nhiều quốc gia... Tại nước ta, COVID-19 tác động lên nền kinh tế và làm cho tăng trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Đại dịch COVID-19 đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những năm tới.Dịch bệnh COVID-19 đã và đang có những ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội cũng như cuộc sống của mỗi chúng ta. Mọi nỗ lực, cố gắng của Đảng, Chính phủ và các địa phương chỉ thực sự có được hiệu quả khi có sự đồng lòng, chung sức của toàn xã hội, ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Do vậy, cộng đồng cần lên án mạnh mẽ đối với những hành vi “xấu xí” trong phòng, chống dịch COVID-19; từ đó, loại bỏ những hành động thiếu trách nhiệm ra khỏi đời sống xã hội; đồng thời, giúp tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân trong “cuộc chiến” chống lại dịch, bệnh COVID-19 đang ở vào giai đoạn có tính quyết định, như hiện nay.Vậy nên phòng, chống dịch, bệnh COVID-19 là trách nhiệm chung của mọi người.