10:-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
-Ráng mỡ gà,có nhà thì giữ.
-Tháng bảy kiến bò,chỉ lo lại lụt.
11: Tục ngữ đó là Nghĩa đen.
Ý Nghĩa:
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Người ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Khi đó ta cũng thấy sân nhà hoặc sàn nhà lát gạch men hay lát đá sẽ ngưng đọng hơi nước thành các giọt nước nhỏ, ta gọi là hiện tượng “đổ mồ hôi”.
12.Được.Vì câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” chính là một trong những sự quan sát tinh tế về hiện tượng dự báo trời có mưa hay không. Nếu như trước đây ông cha ta chỉ quan sát và đúc kết ra thành một lời nhắc nhớ. Lời nhắc đó không dựa trên khoa học mà chỉ dựa trên sự trùng lặp, được lặp đi lặp lại nhưng rất đúng mà thôi. Câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” nếu được giải thích theo khoa học thì nó như thế này. Khi chuồn bay thấp tức nghĩa là lúc đó áp suất không khí lúc đó thấp. Khi áp suất không khí thấp thì nó dường như cũng đã đè lên con chuồn chuồn làm cho nó bay thấp xuống thì trời mưa.
13.
Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc, dùng từ, đặt câu khá linh hoạt, ngắn gọn mà mang nhiều ý nghĩa. Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có... Một nhà nghiên cứu văn học nước ngoài đã nói: "Tục ngữ có biết bao nhiêu là ý nghĩa, bao nhiêu hiện tượng phong phú... và tất cả bao nhiêu thứ đó được trồng trên một diện tích ngôn ngữ nhỏ hẹp làm sao". Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng từng dạy : Mỗi tác phẩm văn học dân gian là một viên ngọc quý. Học truyện cổ dân gian ở lớp 6, học ca dao - dân ca trong Học kì I lớp 7, giờ đây được học tục ngữ, chúng ta vô cùng thích thú được ngắm nhìn biết bao viên ngọc quý long lanh trên những diện tích ngôn ngữ rộng, hẹp khác nhau, từ đó hiểu và thấm thìa biết bao điều quý giá về cuộc sống và cách sống, qua đấy chúng ta cố gắng học thầy, học bạn, học người xưa, học người nay... để không ngừng tiến bộ...
14.Cho đến ngày nay vẫn có nhiều người tin vào những câu tục ngữ Từ ông bà xa xưa truyền lại. Trong đó có những câu tục ngữ về thiên nhiên, đức tính con người,...đã dạy cho chúng ta nhiều bài học hay và hữu ích. Tuy thời nay có rất nhiều thiết bị hiện đại nhưng những câu tục ngữ xa xưa Từ ông bà vẫn đúng phần nào cũng như câu tục ngữ :
" Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa "
Câu tục ngữ trên đã được người xưa quan xát rất kĩ từng li từng tí mới có thể nhận thấy được mà truyền đạt cho chúng ta. Câu:
" Mau sao thì nắng "
Câu đó nói lên nếu trên trời nhiều sao thì qua ngày hôm sao trời sẽ nắng. Qua hiện tượng đó những người nông dân làm ruộng dựa theo những vì sao trên trời vào ban đêm dựa theo mà làm. Nếu trời mưa thì những người nông dân sẽ không làm. Còn câu:
" Vắng sao thì mưa. "
Câu đó nói lên nếu trên trời có ít sao hay không có sao nghĩa là sang hôm sau trời sẽ mưa.
Dựa vào những vì sao trên trời mà ông cha ta đã đoán để mà làm nông.