Câu 2: Cho đoạn văn sau:
“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con
chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức
lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng
khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải
không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và
rộng ra thương của muôn vật, muôn loài”.
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai?
b. Hãy cho biết luận điểm của đoạn văn trên là gì?
c. Hãy chuyển đổi câu văn sau từ câu chủ động sang câu bị động: “Người ta kể
chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi
xuống bên cạnh chân mình”?