Câu 2: Chủ ngữ của câu: “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.” là gì ? A. Những chùm hoa B. Trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông C. Những chùm hoa khép miệng D. Trong sương thu ẩm ướt Câu 3 : Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng ? A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Thẳng như ruột ngựa. D. Thuốc đắng dã tật. Câu 4 : Trong đoạn văn: “Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả lá phượng ? A. So sánh B. Nhân hóa C. So sánh và nhân hóa D. Điệp từ Câu 5 : Câu : “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì ? A. Thán phục B. Ngạc nhiên C. Đau xót D. Vui mừng Câu 6 : Câu nào là câu khiến ? A. Mẹ về rồi. B. Mẹ đã về chưa ? C. Mẹ về đi, mẹ ! D. A, mẹ về ! Câu 7 : Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa ? A. Trung nghĩa B. Trung thu C. Trung kiên D. Trung hiếu Câu 8 : Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào ? A. Tính từ BỘ ĐỀ THI TIẾNG VIỆT VÀO LỚP 6 TRƯỜNG CHUYÊN NGUYỄN TRI PHƯƠNG – HUẾ 12/21/201 B. Động từ C. Danh từ D. Đại từ Câu 9 : Câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích ? A. Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi. B. Vì bị cảm, Minh phải nghỉ học. C. Vì rét, những cây hoa trong vườn sắt lại. D. Vì không chú ý nghe giảng, Lan không hiểu bài. Câu 10 : Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa ? A. Mênh mông - chật hẹp B. Mập mạp - gầy gò C. Mạnh khoẻ - yếu ớt D. Vui tươi - buồn bã Câu 11: Điền cặp từ hô ứng nào vào các chỗ chấm (...) trong câu: “Khi bản Công Xéc-tô … chấm dứt, cả nhà hát … dậy lên tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.” cho hợp lý? A. vừa... đã B. vừa.... vừa... C. chưa.... đã... D. càng... càng... Câu 12: Từ “vạt” trong hai câu: “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.” và “Vạt áo chàm thấp thoáng nhuộm xanh cả nắng chiều.” có quan hệ với nhau như thế nào? A. từ đồng nghĩa B. từ đồng âm C. từ trái nghĩa D. từ nhiều nghĩa

Các câu hỏi liên quan