Câu 25 hòa tan hoàn toàn 20,6g hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8g hỗn hợp muối giá trị của V là A 4,48 B 1,79 C 5,6 D 2,24

Các câu hỏi liên quan

Câu 1. Câu nào sau đây trong văn bản Sông nước Cà Mau có sử dụng phép nhân hóa? * A. Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên B. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. C. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông... D. Những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Câu 2. Câu nào sau đây trong văn bản Sông nước Cà Mau không sử dụng phép nhân hóa? * A.Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. B. Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. C. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải,... D. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông... Câu 3: Câu thơ sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? "Ôi những nàng xuân rất dịu dàng Hát câu quan họ chuyến đò ngang." * A. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. B. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. C. Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động của vật để chỉ hoạt động của người. D. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất của vật để chỉ tính chất của người. Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa? * A. Quê hương tôi có con sông xanh biếc B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè C. Tôi giơ tay ôm nước vào lòng D. Sông mở nước ôm tôi vào dạ Câu 5: Câu ca dao sau dùng kiểu nhân hóa nào? "Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương!" * A. Trò chuyện, xưng hô với vật giống như đối với người. B. Dùng những từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để biểu thị những tính chất của vật. C. Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để biểu thị những tính chất của vật. D. Dùng những từ ngữ tả hoạt động của sự vật để tả hoạt động của người. Câu 6: Câu văn sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước." * A. Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật. B. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. C. Dùng từ ngữ để trò chuyện, xưng hô với vật như với người. D. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của sự vật để chỉ hoạt động, tính chất của người. Câu 7: Tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong câu văn ở câu 6 là gì? * A. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. B. Làm người đọc hình dung rõ ràng hơn về những chòm cổ thụ C. Giúp cho việc miêu tả của tác giả rõ ràng hơn D. Giúp cho hình ảnh những chòm cổ thụ trở nên gần gũi với con người hơn, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người. Câu 8: Câu văn "Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước" sử dụng phép nhân hóa, đúng hay sai? * A. Đúng B. Sai Câu 9 : Câu văn " Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước" sử dụng phép nhân hóa, đúng hay sai? * A. Đúng B. Sai Câu 10: Trong câu "Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ...", từ chị ở câu trên thuộc kiểu nhân hóa nào? A. Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật. B. Dùng từ ngữ để trò chuyện, xưng hô với vật như với người. C. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. D. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của sự vật để chỉ hoạt động, tính chất của người.

y tìm câu có nghĩa tường minh trong đoạn hội thoại sau: Trước khi cô giáo vào lớp, Lan hỏi Hoa và Hồng - Các bạn đã làm bài tập cô giao chưa? Hoa: Mình làm rồi Hồng: Tối qua mình bận A.Các bạn đã làm bài tập cô giao chưa? B. Mình làm rồi C. A và B đúng D. Tối qua mình bận Câu 12: Đoạn thơ sau có mấy câu thơ có hàm ý? Thoắt trông nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) A. 2 câu B. 3 câu C. 4 câu D. Không có câu nào Câu 13: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau? “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à ? - Gì ? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn… Ông lão gắt lên : - Biết rồi ! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.” (Kim Lân, Làng) A.- Này, thầy nó ạ. B. Thầy nó ngủ rồi à ? C.- Tôi thấy người ta đồn… D. Tất cả đều sai Câu 14: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau? Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái: - Đây, tôi xin giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) A. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. B. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. C. Anh đưa khách về nhà đi. D. Tất cả đều sai Câu 15: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau? Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên. - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả! (Kim Lân, Làng) A. Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. B. Toàn là sai sự mục đích cả! C. A và B sai D. A và B đúng Câu 16: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa tường minh? 1) Bảy nổi ba chìm 2) Lên thác xuống ghềnh 3) Bùn lầy nước đọng A.Câu 1 B. Câu 2 C.Câu 3 D. Tất cả đều sai Câu 17: Câu tục ngữ nào sau đây có nghĩa tường minh? 1) Lá lành đùm lá rách. 2) Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn 3) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo A.Câu 1 B. Câu 2 C.Câu 3 D. Tất cả đều sai Câu 18: Câu nào trong đoạn trích có nghĩa tường minh? Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô: - Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. (Kim Lân, Làng) A. Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. B. Toàn là sai sự mục đích cả. C. A và B sai D. A và B đúng Câu 19: Câu trả lời của Nam trong đoạn hội thọai sau có nghĩa là gì? Tuấn hỏi Nam: - Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không? Nam bảo: - Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp. A. Đội bóng huyện mặc đồ đẹp. B. Đội bóng huyện chơi không hay. C. Tôi không muốn bình luận về việc này. D.B và C đúng Câu 20: Chọn câu có nội dung sai A. Khi sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện B. Khi sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện và thêm yếu tố phải có sự cộng tác của người nghe C. Sử dụng hàm ý quan trọng hơn nghĩa tường minh D. Phần được thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ