Câu 31: Cho 0,46 gam kim loại nhóm IA tác dụng hết với H2O dư thu được 224 ml khí H2 (đktc). Kim loại đó là A. Na (M = 23). B. Li (M = 7). C. K (M = 39). D. Rb (M = 85).
Câu 32: Cho 1,44g một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí hidro (đktc). Kim loại đó là A. Mg (M = 24). B. Sr (M = 88). C. Ba (M = 137). D. Ca (M = 40).
Câu 33:36,0 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại (đều ở nhóm IIA, 2 chu kì liên tiếp) phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra 22,4 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại là
A. Mg (24) và Ca (40). B. Be (9) và Mg (24).
C. Ca (40) và Sr (88). D. Sr (88) và Ba (137).
3. Liên kết hóa học
Câu 1:Theo quy tắc bát tử thì cấu trúc bền là cấu trúc giống như
A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề.
C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề.
Câu 2: Liên kết ion là liên kết
A. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại và anion gốc axit.
B. giữa nguyên tử kim loại với nguyên tử phi kim.
C. được hình thành do nguyên tử phi kim nhận electron từ nguyên tử kim loại.
D. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Câu 3: Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron trở thành ion có
A. điện tích dương và số proton không thay đổi. B. điện tích âm và có nhiều proton hơn.
C. điện tích dương và có nhiều proton hơn. D. điện tích âm và có số proton không thay đổi.
Câu 4:Cation X2+ có cấu hình e: 1s22s22p6, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kỳ 2, nhóm VIIIA. B. chu kỳ 2, nhóm IIA.
C. chu kỳ 3, nhóm VIIIA. D. chu kỳ 3, nhóm IIA.
Câu 5: Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s2 2s2 2p2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 C. 1s2 2s2 2p4 D. 1s2 2s2 2p5