Câu 4: Cụm từ “mùa xuân” trong câu nào sau đây là thành phần trạng ngữ? a. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. c. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vag lừng, mọi vật như có sự thay đổi. d. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh. Câu 5: Thêm trạng ngữ thích hợp cho các câu sau: a. …………………….., mẹ đưa em tới trường. b. Tô Hoài, ……………….., đã miêu tả rất sinh động chân dung chú Dế Mèn. c. Chúng em học tập rất chăm ngoan…………. d. ………………..hắn cố gằn uống rượu cho thật ít. Câu 6: Biến đổi các câu sau thành câu có chứa trạng ngữ: a. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. b. Mùa đông tới. Những chú chim bay về phương Nam tránh rét. c. Gian phòng lớn ngập tràn ánh sáng. Những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

Các câu hỏi liên quan

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: Khách có kẻ: Giương buồm giong gió chơi vơi, Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt. Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Nơi có người đi, Đâu mà chẳng biết. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều, Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết. Bèn giữa dòng chừ buông chèo, Học Tử Trường chừ thú tiêu dao. Qua cửa Đại Than, Ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng, Thuyền bơi một chiều. Bát ngát sóng kình muôn dặm, Thướt tha đuôi trĩ một màu.  Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu. Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu. 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó.  3. Nhân vật “khách” hiện lên trong đoạn trích là ai? Nêu vài nét khái quát (cuộc đời, sự nghiệp) về con người ấy. 4. “Khách” đã dạo chơi những nơi nào? Mục đích của những chuyến đi của “khách” là gì? 5. Khung cảnh thiên nhiên trên Sông Bạch Đằng hiện lên như thế nào qua cảm nhận của “khách”? Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên đó? 6. Qua đoạn trích, viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về nhân vật “khách”.