câu1
a,
Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
b,
- Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau.
- Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.
- Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.
=> Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
c,
Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc, phố xá, xe cộ ... đều ra đời, đổi thay. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian.
=> Như vậy, việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.
Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên, như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh ... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây.
d,
người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút,... Tuy nhiên, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung có hai cách chính: theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch) và theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch).
câu2
B đúng
câu3
Nội dung so sánh
Con người
+người tối cổ
- Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân.
- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,…
+Người tinh khôn
- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.
- Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).
- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ.
- Lớp lông mỏng không còn.
Công cụ sản xuất
+người tối cổ
-Biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
+Người tinh khôn
- Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo.
- Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên.
Tổ chức xã hội
+người tối cổ
- Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người.
- Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô.
- Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
+Người tinh khôn
- Sống theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.
- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.
- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.
câu3
a,
+tên các quốc gia tây phương
- Hi Lạp
- Rô Ma
+tên các quốc gia đông phương
-Ai Cập
-Lưỡng Hà
-Trung Quốc
-Ấn Độ
b,
+Xã hội cổ đại phương Tây có hai giai cấp chính là
-chủ nô
-nô lệ
+Xã hội cổ đại phương Đông có ba giai cấp chính là
-nông dân
c,
+Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính của chủ nô.
+Phương đông có Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
d,
+Thành tựu văn hóa của phương đông
* Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
- Sáng tạo ra lịch, gọi là nông lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
- Biết tính chu kì thời gian bằng năm, tháng, tuần, ngày và mùa gồm mùa mưa, mùa khô, mùa gieo trồng đất bãi.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
* Chữ viết
- Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết (vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN): Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý.
- Nguyên liệu được dùng để viết: người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
* Toán học
- Lúc đầu, biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.
- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi bằng 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v...
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu.
- Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
* Kiến trúc
- Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
- Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
Thành tựu văn hóa của phương tây
a. Lịch và chữ viết
– Lịch:
+ Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Như vậy, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Rô-ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay
– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
– Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
– Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.
c. Văn học
– Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,…
– Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
– Nghệ thuật điêu khắc: xây đền đài đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu đền Pác-tê-nông
– Nghệ thuật tạc tượng: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- tê- na,…