Trong quá trình hội nhập mạnh mẽ của văn hóa nước ngoài, những thứ ngôn ngữ ngoại lai cũng được du nhập một mặt làm phong phú, mở rộng thêm vốn tiếng Việt mặt khác tác động tiêu cực đến cách nói, cách viết khiến cho việc sử dụng tiếng Việt trở nên khác lạ, làm mất đi những bản sắc vốn có của tiếng Việt.
– “Ngôn ngữ” là phương tiện của giao tiếp, phương tiện của tư duy, nhờ có ngôn ngữ con người có thể truyền đạt những thông tin và thấu hiểu lẫn nhau.
– Ngôn ngữ còn là tấm gương phản chiếu được văn hóa, đời sống xã hội của một quốc gia, dân tộc.
–> sử dụng ngôn ngữ thiếu hợp lí với sự chắp ghép tây – ta lẫn lộn có thể làm ảnh hưởng đến bản sắc của tiếng mẹ đẻ, làm giảm hiệu quả giao tiếp.
>> Xem thêm: Thuyết minh về cái quạt giấy, bài văn mẫu về chiếc quạt giấy Việt Nam lớp 9
– Hiện nay, giới trẻ đang “theo đuổi” trào lưu sử dụng tiếng lóng, sử dụng thêm ngôn ngữ nước ngoài, tiếng nhại để tự khẳng định “đẳng cấp” của mình.
– Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cách kết hợp tiếng lóng, từ địa phương, từ vay mượn nước ngoài.
– Không thể phủ nhận rằng việc vay mượn tiếng nước ngoài, tiếng lóng phần nào làm tăng hiệu quả giao tiếp như: truyền đạt nhan, tiết kiệm thời gian
– Việc lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài lại đặt ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ bị xâm hại, làm méo mó, mất đi sắc thái ban đầu, đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt; Ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của con người.
Để việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt được hiệu quả, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài phù hợp.