$\text{Câu 5: Vì sao vua lê thánh tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp trong triều?}$
Đức vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ các chức tể tướng như tam tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không), Tả, hữu Tướng quốc, Bộc xạ, Đại hành khiển. Vua tự mình giải quyết mọi việc với sự giúp đỡ của một nhóm các Thái (sư, úy, phó, bảo) cùng các đại học sỹ. Các cơ quan như Nội mật viện, Chính sự viện, Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Tông nhân phủ cũng bị bãi bỏ. Vua làm việc trực tiếp với sáu bộ, sáu tự và sáu khoa. Một số thư, cục cấp dưới không còn nữa. Bộ máy nhà nước Trung ương trở nên gọn nhẹ, đơn giản hơn.
Năm 1467 (năm Quang Thuận thứ 8), Đức vua ra sắc lệnh bãi bỏ việc tổng binh các đạo được kiêm nhiệm công việc thừa chính. Có việc này là do mặc dù ở thừa ty đã đặt chức thừa chính sứ nhưng phần nhiều đều do tổng binh kiêm giữ.
$\text{Câu 6: Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam để làm gì?}$
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía nam đặt phủ Gia Định.
$\text{Câu 7: Nguyễn huệ đánh tan quân trịnh chiếm thành Phú Xuân}$
$\text{vào thời gian nào?}$
Đêm ngày 20 tháng 5 âm lịch tức 15 tháng 6 năm 1786, nước dâng ngập chân thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ hạ lệnh tiến công. Thủy quân Tây Sơn tiến đến nã pháo vào trong thành.
$\text{Câu 8: Vì sao văn học nghệ thuật thời lê sơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc?}$
Điều kiện sáng tác cởi mở, người tài được trong dụng, được phát huy tài năng.
Có nhà vua anh minh, đặc biệt là Lê Thánh Tông.
Đề tài sáng tác phong phú.