Đáp án:
câu 1:
* Cấu tạo của tim
- Vị trí: Tìm nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang bên trái
- Hình dạng: tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy hướng lên trên
- Cấu tạo ngoài:
+ Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết
+ Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim
- Cấu tạo trong
+ Tim có 4 ngăn
+ Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ mỏng nhất
+ Giữa các ngăn tim và giữa tim với cách mạch máu đều có van đển đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định
* Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha (0,8s):
- Pha nhĩ co: 0,1s
- Pha thất co: 0,3s
- Pha dãn chung: 0,4s
* Trong mỗi chu kì tim: Tâm nhĩ làm việc 0,1s, nghỉ 0,7s, tâm nhĩ làm việc 0,3s, nghỉ 0,5s, tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4s, thời gian nghỉ đủ cho cơ tim phục hồi khả năng làm việc.
* Mặt khác, tim được cung cấp 1 lượng máu lớn (1/10 lượng máu nuôi cơ thể). Vì vậy tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi.
Câu 2: Số là dựa vào hình trong sách giáo khoa ( hoặc ảnh bên dưới )
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
Câu 3:
Sơ đồ phản ánh mối quan hệ giữa cho và nhận của các nhóm máu ( xem hình )
- Giải thích:
+ Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A và B cho nên nó có thể truyền cho bất kì nhóm máu nào cũng không bị huyết tương của nhóm máu đó gây kết dính.
+ Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận là vì trong huyết tương của nhóm máu AB không có kháng thể anpha và bêta, cho nên nó không gây kêt dính được bất kì một loại hồng cầu nào. Vậy nó có thể nhận được máu của tất ca các nhóm máu mà không làm kết dính.
Câu 4: Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:
Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu
- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu
→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu
* Đặc điểm của các nhóm máu:
Trong máu có:
+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính a) và β (gây kết dính B)
- Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB
Giải thích các bước giải: