A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó?

(Thủ tướng – Nguyễn Tấn Dũng)

Câu 1: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lời phát biểu trên đã sử dụng phép liên kết nào? Giá trị của những phép liên kết đó? (0,5 đ)

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là gì? (0,25 đ)

Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của anh chị về lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay? (0,75 đ)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7:

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến dỡ lấy tay áo hắn: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh dược một lúc, ông tha cho!

- Tha này, tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, rồi lại sấn đến trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại;

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào mặt anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hằm răng:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện sái chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”

(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

Câu 4: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì? (0,25 đ)

Câu 5: Đoạn trích trên sử dụng phép liên kết nào là chính? (0,25 đ)

Câu 6: Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu trong đoạn trích có gì đặc biệt? Giá trị của sự thay đổi đó? (0,5 đ)

Câu 7: Nêu nội dung của đoạn trích? (0,5 đ)
A.
B.
C.
D.


(3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thục hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Hôm nay sáng mồng hai tháng chín

Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình

Muôn triệu tim chờ… chim cũng nín

Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!

Người đứng trên đài, lặng phút giây

Trông đàn con đỏ, vẫy hai tay

Cao cao vầng trán… Ngời đôi mắt

Độc lập bây giờ mới thấy đây!”

( Trích Theo chân Bác – Tố Hữu)

Câu 1: (0,25đ). Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 2: (0,25đ). Khung cảnh Thủ đô sáng ngày mồng hai tháng chín được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3: (0,5đ). Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Muôn triệu tim chờ… chim cũng nín.

Câu 4: (0,5đ). Đoạn thơ gợi cho anh chị cảm xúc gì? Trình bày khoảng 5 – 7 dòng.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8.

(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mức thu nhâp trung bình, 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già,rất già. Thậm chí còn có người đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.

(2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc qia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già ( chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn

(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10 – 20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân mình, nữa là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẫu tài nguyên… cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sút giảm.

(4) Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chũng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu.

(Theo Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express, Thứ sáu, 26/9/2014 )

Câu 5: (0,25đ). Xác định thao tác lập luận được sủa dụng trong đoạn (2).

Câu 6: (0,5đ). Theo tác giả cần có những hành động nào để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi giàu?

Câu 7: (0,25đ). Thái độ của nhà văn thể hiện như nào trong đoạn (4)?

Câu 8: (0,5đ). Câu văn: Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ gợi cho anh chị suy nghĩ gì về “nỗi sợ thời gian” của giới trẻ hiện nay? Trình bày khoảng 5 – 7 dòng.
A.
B.
C.
D.