Đốt cháy một lượng hiđrocacbon A được m gam H2O và 1,95m gam CO2. A thuộc dãy đồng đẳng:A. Ankan. B. Anken. C. Ankin. D. Aren.
Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M dư, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m làA. 20. B. 32. C. 36. D. 24.
Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X có chứa 29,25 gam muối FeCl3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m làA. 124. B. 117. C. 112. D. 120.
Trong các loại quặng sắt quan trọng sau thì quặng có giá trị sản xuất gang là?A. Xiđerit. B. Pirit. C. Hematit. D. Manhehit và Hematit.
Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thìA. Không thấy kết tủa xuất hiện. B. Có kết tủa keo xanh xuất hiện, sau đó tan. C. Có kết tủa keo xanh xuất hiện và không tan. D. Sau một thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa.
Cho 4,48 lít khí CO dư qua a gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3, đun nóng. Sau phản ứng thu được (a - 4,8) gam chất rắn. Nếu hòa tan a gam hỗn hợp trên vào dung dịch HCl dư thì có 0,1 mol H2 bay ra. Giá trị của a làA. 37,6g B. 35,6g C. 21,6g D. 53,6g
Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe vào 500ml dung dịch HNO3 thì chỉ thu được dung dịch X và 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Dung dịch thu được hòa tan tối đa được 5,12 gam Cu. Nồng độ mol của HNO3 ban đầu làA. 0,96M. B. 1,226M. C. 0,8M. D. 0,69M.
Trộn 15,2 gam hỗn hợp bột gồm Cu, Fe với 4,8 gam S thu được hỗn hợp X. Nung X trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 11,2 lít NO duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng đồng trong hỗn hợp ban đầu làA. 63,15%. B. 61,36%. C. 65,14%. D. 63,52%.
Hòa tan m gam kim loại M trong dung dịch HCl (dư), thu được 2,46 gam muối. Mặt khác, khi cho m gam kim loại M tác dụng với Cl2 (dư), thu được 3,17 gam muối. Kim loại M làA. Cu B. Fe C. Al D. Cr
Có các phương trình hoá học:$\displaystyle 1.~\text{ }2Fe{{\left( OH \right)}_{3}}~\xrightarrow{{{t}^{o}}}~F{{e}_{2}}{{O}_{3}}~+\text{ }2{{H}_{2}}O$ $\displaystyle 2.~\text{ }F{{e}_{2}}{{O}_{3}}~+\text{ }2Al\text{ }~\xrightarrow{{{t}^{o}}}A{{l}_{2}}{{O}_{3}}~+\text{ }2Fe$$\displaystyle 3.~\text{ }2FeC{{l}_{3}}~+\text{ }Cu\text{ }~\to 2FeC{{l}_{2}}~+\text{ }CuC{{l}_{2}}$ $\displaystyle 4.~\text{ }FeC{{l}_{3}}~+\text{ }3NaOH\text{ }~\to Fe{{\left( OH \right)}_{3}}~+\text{ }3NaCl$Những phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) làA. 2, 3, 4. B. 2, 3. C. 1, 4. D. 1, 2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến