câu 1
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- "Uống nước" ở đây nghĩa là gì?
+ Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống.
+ Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại.
- "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa:
+ Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.
+ Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng.
=> Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát".
b) Chứng minh: Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn?
Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện:
- Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)
- Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)
- Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)
c) Mở rộng vấn đề
- Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Nêu bài học cho bản thân.
câu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vào vấn đề: Tôi thấy mình đã khôn lớn.
2. Thân bài
a. Những thay đổi của bản thân
- Ngoại hình: cao lớn hơn, khỏe mạnh hơn.
- Tính cách: chững chạc hơn; biết suy nghĩ và lắng nghe nhiều hơn; biết yêu thương nhường nhịn hơn.
- Hành động: biết phân biệt phải trái - đúng sai, cư xử với mọi người trưởng thành hơn, biết làm những việc có ích cho cộng đồng.
- Thói quen, sở thích: không còn thích và chơi nhiều những trò chơi của trẻ con trước đây, thay vào đó tích cực học tập, trau dồi kiến thức và giúp đỡ bố mẹ.
b. Kỉ niệm khiến bản thân thay đổi hoặc việc làm tốt mà bản thân làm được khi đã lớn khôn hơn.
• Kỉ niệm khiến bản thân thay đổi:
Học sinh kể về kỉ niệm hoặc lần mắc lỗi của bản thân mà giúp mình trưởng thành hơn.
Ví dụ: không nghe lời bố mẹ, tự làm việc theo cảm tính khiến bản thân phạm sai lầm,…
• Việc làm tốt mà bản thân làm được khi đã lớn khôn:
Học sinh kể về việc làm tốt hoặc việc mình đã làm mà mình cho đó là trưởng thành.
Ví dụ: giúp bố mẹ chăm sóc dạy dỗ em, dọn dẹp nhà cửa; cố gắng, chăm chỉ vươn lên trong học tập; biết làm nhiều việc tốt để giúp đỡ người khác…
3. Kết bài
Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
- Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.