Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Giá trị pH của dung dịch thu được làA. pH = 10. B. pH = 12. C. pH = 11. D. pH = 13.
Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 người ta phải dùng 15,68 lít khí CO (đktc). Thành phần phần trăm mỗi oxit trong hỗn hợp làA. 20% và 80%. B. 30% và 70%. C. 50,5% và 49,5%. D. 35% và 65%.
Cho một giọt quỳ tím vào các dung dịch: NaCl, NH4Cl, KNO3, Al2(SO4)3, K2CO3. Có bao nhiêu dung dịch làm đổi màu quỳ sang đỏA. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Hãy cho biết dãy các dung dịch nào sau đây có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ (hồng)A. CH3COOH, HCl và BaCl2. B. NaOH, Na2CO3 và Na2SO3. C. H2SO4, NaHCO3 và AlCl3. D. NaHSO4, HCl và AlCl3.
Nhôm không bị hòa tan trong dung dịchA. HCl B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. HNO3 đặc nguội.
Chất rắn nào sau đây khi hòa tan vào nước sẽ làm cho giá trị pH của nước tăng?A. NaCl. B. NH4Cl. C. Fe(NO3)3. D. Na2CO3.
Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH3 qua ống đựng bột CuO nung nóng làA. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng. B. CuO không thay đổi màu. C. CuO chuyển từ màu đen sang màu đỏ. D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh.
Cho hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HNO3 3M thu được 5,376 lít (đktc) khí NO duy nhất. Số mol muối sau phản ứng làA. 0,12 mol B. 0,36 mol C. 0,4 mol D. không xác định
Ba dung dịch có cùng nồng độ mol/l: NH3 (1); NaOH (2); Ba(OH)2 (3). pH của ba dung dịch này được xếp tăng dần theo dãyA. (3) < (2) < (1). B. (2) < (3) < (1). C. (1) < (2) < (3). D. (3) < (1) < (2).
Pha loãng dung dịch 1 lít NaOH có pH = 9 bằng nước được dung dịch mới có pH = 8. Thể tích nước cần dùng làA. 5 lít. B. 9 lít. C. 4 lít. D. 10 lít.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến