Chỉ dùng chất chỉ thị là dung dịch phenolphtalein, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt không màu mất nhãn sau: MgSO4, NaNO3, KOH, BaCl2, Na2SO4. Nếu cách làm và viết phương trình hóa học.
Phenolphtalein chuyên sang màu hồng là KOH.
Dùng KOH làm thuốc thử, có kết tủa trắng là MgSO4.
KOH + MgSO4 —> Mg(OH)2 + K2SO4
Dùng MgSO4 làm thuốc thử, có kết tủa trắng là BaCl2
MgSO4 + BaCl2 —> MgCl2 + BaSO4
Dùng BaCl2 làm thuốc thử, có kết tủa trắng là Na2SO4
BaCl2 + Na2SO4 —> BaSO4 + NaCl
Còn lại là NaNO3.
Nung nóng đến phản ứng hoàn toàn m1 gam C4H10 thu được hỗn hợp X gồm C2H4, C2H6, C3H6, CH4. Hấp thụ từ từ X vào bình chứa dung dịch KMnO4 dư, thấy khối lượng bình tăng m2 gam. Đốt cháy hết hỗn hợp khí Y đi ra khỏi dung dịch KMnO4 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Giá trị của m1, m2 lần lượt là
A. 11,2 và 7,8. B. 14,5 và 7,7.
C. 11,6 và 7,7. D. 11,6 và 3,9.
Cho 2 cốc A và B có cùng khối lượng, đặt A và B lên 2 đĩa cân, cân thăng bằng. Cho vào cốc A 102 gam AgNO3, cốc B 124,2 gam K2CO3.
a) Thêm vào cốc A 100 gam dung dịch HCl 29,2% và 100 gam dung dịch H2SO4 24,5% vào cốc B. Phải thêm bao nhiêu gam H2O vào cốc B (hay cốc A) để cân lập lại cân bẳng.
b) Sau khi cân đã cân bằng, lấy 1/2 dung dịch có trong cốc A cho vào cốc B. Phải cần thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân lấy lại cân bằng?
Nung 15,904 lít hỗn hợp X gồm etilen, propin, vinylaxetilen và hidro với xúc tác thích hợp thu được 11,2 lít khí Y có tỷ khối hơi so với H2 là 10,28. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: đốt cháy hoàn toàn thì cần V lít O2 thu được 8,46 gam H2O. Phần 2: dẫn qua dung dịch AgNO3/ NH3 dư thì thu được m gam gồm 3 kết tủa có tỷ lệ mol 1:2:3 tương ứng với M tăng dần, khí thoát ra có thể tích là 5,152 lít và làm mất màu tối đa 400 ml dung dịch Br2 0,2 M. Hỗn hợp X làm mất màu tối đa a mol Br2. Tính V, m, a.
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B có tỉ lệ về khối lượng là 1:1 và khối lượng mol nguyên tử A nặng hơn B là 8 gam. Trong 33,6 gam X có số mol A khác B là 0,0375 mol. Xác định kim loại A, B.
X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức; Z là ancol no; T là este mạch hở được tạo bởi X, Y, Z có công thức tổng quát dạng CnH2n-6O4. Đốt cháy hoàn toàn 30,61 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T thu được 1,29 mol CO2. Mặt khác đun nóng 30,61 gam E với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,89 gam ancol Z và 36,4 gam muối. Phần trăm khối lượng của T có trong hỗn hợp E là
A. 45,67%. B. 44,43%. C. 54,78%. D. 53,79%
X, Y là hai peptit được tạo bởi glyxin, alanin, valin; Z là một este hai chức (X, Y, Z đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 33,768 lít O2 (đktc). Mặt khác thủy phân m gam hỗn hợp E trong dung dịch NaOH (dùng dư 20% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 49,39 gam hỗn hợp rắn F và hai ancol no, đơn chức. Để đốt cháy hết hỗn hợp rắn F trên cần dùng 42,48 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 38,72 gam CO2. Biết X, Y có cùng số nguyên tử C. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong F gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 13 B. 20 C. 11 D. 18
dựa vào bảng tuần hoàn hãy xác định tỉ lệ số nơtron / số proton của các nguyên tố có z < 83. Rút ra kết luận về giới hạn bền của hạt nhân
Cho rất từ từ 100ml dung dịch HCl 2,5M vào dung dịch chứa 0,15 mol Na2CO3 thu được dung dịch X.Cho nước vôi trong dư vào dung dịch được bao nhiêu gam kết tủa?
Hỗn hợp E gồm ba chất hữu cơ mạch hở: axit cacboxylic X, andehit Y, ancol Z, trong đó X và Y đều no, Z không no, có một nối đôi C=C và không quá 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol E, thu được 40,32 lít CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Biết E lần lượt phản ứng với Na (tạo khí H2) và NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5 và 3 : 2. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với
A. 12% B. 13% C. 14% D. 11%
Hòa tan hoàn toàn 6,48 gam Al vào V lit dung dịch HNO3 1M (lấy dư 25% so với lượng cần thiết) thì thu được 1,568 lít khí X (khí duy nhất) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 52,72 gam chất rắn khan. Tìm X và tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến