Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3
A. NaOH B. Ba(OH)2 C. NaCl D. AgNO3
Dùng Ba(OH)2:
+ Có khí mùi khai là NH4Cl:
Ba(OH)2 + NH4Cl —> BaCl2 + NH3 + H2O
+ Có khí mùi khai + Kết tủa trắng là (NH4)2SO4:
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 —> BaSO4 + NH3 + H2O
+ Có kết tủa trắng là Na2CO3:
Ba(OH)2 + Na2CO3 —> BaCO3 + NaOH
+ Hai mẫu không phản ứng là BaCl2 và NaOH. Thêm Na2CO3 vừa nhận ra ở trên vào, có kết tủa là BaCl2, còn lại là NaOH:
Na2CO3 + BaCl2 —> BaCO3 + NaCl
Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
A. 5. B. 6. C. 8. D. 7.
Cho 8,4 gam Fe vào 1 lít dung dịch X chứa hai chất tan là HCl 1M và KNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 3,36 B. 4,48 C. 1,12 D. 2,24
Cho 300 ml dung dịch KOH dư vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 23,0 gam chất rắn khan. Nồng độ mol/lít của dung dịch KOH bằng:
A. 2,0M. B. 0,5M. C. 1,5M. D. 1,0M.
Những phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn trong dung dịch?
(1) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
(2) H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
(3) HNO3 + KOH → KNO3 + H2O
(4) 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O
(5) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(6) Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
A. 2 và 4 B. 5 và 6 C. 2 và 3 D. 1 và 3
Một nguyên tố R có hợp chất khí với hiđro là RH3, oxit cao nhất của R chứa 25,926% khối lượng R. Nguyên tố R là
A. nitơ. B. vanađi. C. lưu huỳnh. D. photpho.
Hỗn hợp X gồm có Al và Cu, cho 9,1 gam X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm 2 axit H2SO4 và HNO3 đặc đun nóng, axit lấy dư 10% so với lượng cần thiết. Thấy thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y màu nâu, có 2 khí ở đktc, dY/H2 = 29 và dung dịch Z chỉ có 2 muối kim loại và axit dư. Hãy tính khối lượng muối có trong dung dịch Z.
Nung nóng 17,12 gam hỗn hợp X gồm vinylaxetylen, etylaxetylen, isobutylen, butadien và H2 với Ni thu được hỗn hợp Y. Dẫn Y lần lượt qua bình 1 đựng AgNO3/NH3 dư và bình 2 đựng nước Br2 dư thì thấy bình 1 xuất hiện m gam kết tủa, bình 2 tăng 9,36 gam. Khí thoát ra sau khi qua bình 2 là 1,568 lít (đktc) và lượng Br2 đã phản ứng là 40 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
A. 11. B. 11,2. C. 11,5. D. 11,8.
Hỗn hợp X gồm Cu, Mg và Fe3O4. Cho 20,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư sau phản ứng thu được dung dịch Y, thấy thoát ra 3,584 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Z, lọc lấy Z nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 19,2 gam chất rắn E. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tính m
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X
Cho 5,16 gam hỗn hợp T chứa ba hiđrocacbon mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol). Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được 0,12 mol CO2. Hiđro hóa hoàn toàn 5,16 gam T cần dùng 0,18 mol H2 (xúc tác Ni, t°). Xác định công thức của X, Y, Z.
Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và 0,36 mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được dung dịch Y và 0,3 mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,85 mol. Cho bột Mg (dư) vào dung dịch Y, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối; 0,02 mol NO và một lượng chất rắn không tan. Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 73,760. B. 43,160. C. 40,560. D. 72,672.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến