Bài làm:
-Nhân hóa: cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim; chào mào, sáo sậu, sáo đen,.. - gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít.
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa là: làm cho sự vật được miêu tả trở nên sinh động, gần gũi với con người. Làm phương tiện, lấy cớ để làm nổi bật niềm vui, niềm hạnh phúc và sự đón trào mùa xuân về của không chỉ con người mà còn có, cây cối, chim chóc. Thể hiện thái độ cũng vui mừng, thích thú và mong chờ mùa xuân về của tác giả.
-So sánh: cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ; Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi; Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
Tác dụng của phép tu từ so sánh là: làm nổi bật hình ảnh cây gạo rực rỡ, xinh đẹp. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương, của những người con xa sứ mỗi khi Tết đến, xuân về. Thể hiện thái độ trân trọng và yêu thích hình ảnh cây gạo của tác giả. Tạo nên cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm và lôi cuốn người đọc, người nghe.