Chỉ từ KMnO4, FeS, Zn và dung dịch HCl với các thiết bị thí nghiệm và điều kiện phản ứng coi như có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng để có thể điều chế được 7 chất khí khác nhau.
2KMnO4 —-> K2MnO4 + MnO2 + O2
Zn + 2HCl —-> ZnCl2 + H2
4FeS + 7O2 —-> 2Fe2O3 + 4SO2
2SO2 + O2 —-> 2SO3
MnO2 + 4HCl —-> MnCl2 + 2H2O +Cl2
H2 + Cl2 —-> 2HCl
FeS + 2HCl —-> FeCl2 + H2S
Hỗn hợp X gồm 2 ancol mạch hở hơn kém nhau 1C được chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần nặng 1,82 gam.
+ Phần 1: đem đốt cháy trong O2 dư thu được 0,07 mol CO2 và 0,09 mol H20
+ Phần 2: là mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,01 mol Br2
Xác định CTCT, CTPT và khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp X. Biết các ancol chỉ chứa nhiều nhất một nối đôi trong phân tử
Chất hữu cơ X (C, H, O) có khối lượng mol là 152. 1 mol X phản ứng vừa đủ với 3 mol NaOH thu được 2 chất hữu cơ Y và Z. Chất Y phản ứng với NaOH (có mặt CaO, nhiệt độ) thu được một hiđrocacbon E. Có bao nhiêu chất hữu cơ có công thức cấu tạo khác nhau thỏa mãn các tính chất trên của X?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đốt cháy hoàn toàn 1,72 g hỗn hợp anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) và một anđehit no đơn chức A hết 2,296 lít oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư được 8,5 gam kết tủa.
i/ Xác định CTCT của A
ii/ Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp đầu và lượng nước thu được sau khi đốt.
Cho hai axit cacboxylic A và B. Cho hỗn hợp chứa A và B tác dụng hết với Na, thu được số mol H2 bằng 1/2 tổng số mol của A và B trong hỗn hợp. Trộn 20 gam dung dịch A 23% với 50 gam dung dịch B 20,64% được dung dịch D, để trung hoà dung dịch D cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1,1 M. Tìm CTCT của A và B.
Cho m gam hơi rượu etylic đi qua một ống sứ chứa CuO dư đốt nóng, làm lạnh toàn bộ phần hơi đi ra khỏi ống sứ cho ngưng tụ hết, thu được chất lỏng A. Chia A thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho phản ứng hết với Na, được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần thứ hai cho phản ứng hết với dung dịch AgNO3/ NH3 thu được 43,2 gam Ag.
(a) Tính m và hiệu suất phản ứng oxi hoá rượu.
(b) Nếu hiệu suất oxi hoá rượu tăng thêm 10% thì thể tích khí H2 ở thí nghiệm trên thay đổi như thế nào?
Chia hỗn hợp A (chứa CH3OH và một rượu đồng đẳng) thành ba phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho tác dụng hết với Na dư thu được 336 ml khí H2 (đktc). Oxi hoá phần thứ hai bằng CuO dư thành anđehit (hiệu suất là 100%), sau đó cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 được 10,8 gam Ag. Cho phần thứ ba bay hơi và trộn với O2 dư được 5,824 lít khí (ở 136,5°C và 0,75 atm). Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu được 5,376 lít khí và hơi ở 136,5°C và 1 atm.
(a) Xác định CTPT của rượu đồng đẳng.
(b) Tính thành phần % khối lượng các rượu.
(c) Tính thể tích oxi (ở đktc) đã đem trộn ở phần thứ ba.
Cho 0,765 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 160 ml dung dịch H2SO4 0,25M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 340 ml dung dịch NaOH 0,25M vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,65 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, cho từ từ dung dịch chứa KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của m.
Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Mg (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3) tác dụng với 3,36 lít Cl2, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 1,12 lít H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Kim loại M là
A. Al. B. Na. C. Ca. D. K
2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là
A. etilen. B. but – 2-en.
C. hex- 2-en. D. 2,3-dimetylbut-2-en.
“Năm 1869 ,nhà bác học Nga Đ.I.Menđelêép (18341907) đã sắp xếp khoảng 60 nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của nguyên tử khối .Tuy nhiên cách sắp xếp này có một số trường hợp ngoại lệ.” (SGK lớp 9 –NXB giáo dục 2005) Em hãy chỉ ra các trường hợp ngoại lệ đó ,tại sao cho rằng đó là ngoại lệ? Ngày nay chúng ta có còn coi đó là ngoại lệ không ? Vì sao ?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến