Cho 0,15 mol bột Cu và 0,3 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 8,96. B. 4,48. C. 6,72. D. 10,08
nNO3- = 0,6 và nH+ = 1
3Cu + 8H+ + 2NO3- —> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,15……1………..0,6
0,15…..0,4………0,1…………………..……0,1
0……….0,6……….0,5
3Fe2+ + 4H+ + NO3- —> 3Fe3+ + NO + 2H2O
0,3……….0,6………0,5
0,3………0,4……….0,4……………..………..0,1
0
—> nNO = 0,2 —> V = 4,48 lít
bảo toàn e được không a
Khí Cl2 được điều chế từ KMnO4 và dung dịch HCl đặc với H = 80% được chia thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: sục vào dung dịch KOH 1M ở 25°C vừa đủ thu được m1 gam chất tan.
– Phần 2: sục vào dung dịch KOH 2M ở 80°C vừa đủ thu được m2 gam chất tan.
Biết m1 + m2 = 41,25 gam. Tính thể tích dung dịch HCl 5M đã dùng ban đầu.
Cho ba hợp chất mạch hở là peptit X (tạo từ một loại anpha-amino axit thuộc dãy đồng đẳng glyxin); axit cacboxylic no, hai chức Y và hợp chất hữu cơ Z (có một chức este; thành phần gồm C, H, O). Đun nóng 13,34 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với lượng vừa đủ dung dịch NaOH đến phản ứng hoàn toàn; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol no, mạch hở và chất rắn khan T gồm hai muối. Cho toàn bộ lượng ancol trên vào bình đựng Na dư thu được 0,504 lít H2 (đktc), đồng thời thấy khối lượng bình tăng 1,335 gam. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,465 mol O2, thu được N2; H2O; 0,34 mol CO2 và 0,095 mol Na2CO3. Tỉ lệ khối lượng của X và Y trong E gần nhất với giá trị nào?
A. 2,4 B. 2,8 C. 1,6 D. 2,0
Dẫn 2,688 lít khí CO (đktc) qua ống sứ chứa 24,64 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Fe2O3 và Fe. Sau một thời gian thu được rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 9. Hòa tan hết rắn X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z và hỗn hợp khí gồm 0,12 mol khí NO và 0,06 mol khí N2O. Cô cạn dung dịch Z, sau đó nung đến khối lượng không đổi thu được 32,0 gam rắn. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Z, đun nóng thấy thoát ra V lít khí mùi khai (đktc). Giá trị của V là
A. 0,336. B. 0,560. C. 0,448. D. 0,672.
Hỗn hợp A gồm Fe, S. Nung nóng hỗn hợp A trong bình kín không có không khí được hỗn hợp B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thấy còn lại 0,8 gam chất rắn không tan và tạo ra 8,96 gam lít hỗn hợp khí D (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí D so với H2 là 9. Tính:
a) Phần trăm thể tích các khí có trong hỗn hợp D?
b) Hiệu suất của phản ứng giữa Fe và S
c) Khối lượng hỗn hợp A?
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho kim loại Ba vào dung dịch Ba(HCO3)2. (3) Cho khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (5) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2. (6) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na2SiO3. Sau khi kết thúc các thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Hỗn hợp X gồm hai amino axit no mạch hở Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon và đều có một nhóm -NH2 trong phân tử (số mol Y lớn hơn số mol Z). Cho 52,8 gam X vào dung dịch NaOH dư thu được 66 gam muối. Nếu cho 52,8 gam X và dung dịch HCl dư thì thu được 67,4 gam muối. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là:
A. 55,68% B. 33,52% C. 66,48% D. 44,32%
Hỗn hợp X chứa 3 peptit mạch hở A, B, C. Người ta thủy phân hoàn toàn 26,41 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa x gam ba muối của Gly, Ala, Val. Cô cạn Y rồi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối trên thì thu được 4,144 lít khí N2 (đktc), 33,22 gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m + x là:
A. 55,61 B. 54,80 C. 62,20 D. 64,60
Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các α–amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 3,5 mol HCl hoặc 3,5 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 4,5 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 8,25 và 3,50. B. 4,75 và 3,50.
C. 4,75 và 1,75. D. 8,25 và 1,75.
Cho m gam hỗn hợp E gồm este hai chức Y mạch hở và este đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Z chứa hai muối và một ancol T duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 1,08 mol O2, thu được 14,84 gam Na2CO3; tổng số mol CO2 và H2O bằng 1,36 mol. Cho ancol T tác dụng với Na (dư), thoát ra 1,792 lit khí (đktc). Biết để đốt cháy hết m gam E cần vừa đủ 1,4 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y có giá trị gần nhất với
A. 66%. B. 71%. C. 62%. D. 65%.
Đun nóng 57,24 gam hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm peptit X (x mol), peptit Y (y mol) và peptit Z (z mol) cần dùng 560 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được hỗn hợp T gồm các muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y cũng như z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là z mol. Biết tổng số nguyên tử oxi trong X, Y, Z bằng 14. Tỉ lệ khối lượng của Alanin và Valin trong hỗn hợp T có giá trị gần nhất với ?
A. 3,6. B. 1,2. C. 2,4. D. 0,6.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến