Cho 10,08 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1,5M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 2,88 B. 0,96 C. 4,80 D. 5,76
nH+ = 0,6 = 4nNO tổng
—> nNO tổng = 0,15
Bảo toàn electron:
2nFe + 2nCu = 3nNO tổng
—> nCu = 0,045
—> mCu = 2,88
Cho 35,48 gam hỗn hợp X gồm Cu và FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NO; 0,03 mol khí CO2; dung dịch Y và 21,44 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là:
A. 38,82 B. 36,24 C. 36,42 D. 38,28
Hòa tan hết 22,88 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,84 mol HCl, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí T gồm NO, NO2, N2O, H2 (0,03 mol) có tỉ khối so với He là 9. Cho Y phản ứng với 38 gam NaOH đun nhẹ, sau các phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của natri và 16,83 gam kết tủa, đồng thời thoát ra 0,01 mol khí. Mặt khác, cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư thu được khí NO duy nhất và 124,32 gam kết tủa. Phần tram số mol của NO trong T là
A. 4,67%. B. 5,33%. C. 3,33%. D. 6,67%
Cho em hỏi các phản ứng này có xảy ra ko ạ? Và nếu có thì nó sẽ như thế nào ạ?
1) CH3COOH + CH3NH2
2) CH3NH2 + C6H5NH3Cl
3) CH3NH2 + (CH3)2NH2Cl
4) C6H5NH2 + CH3NH3Cl
5) C6H5NHCH3 + Br2
Điện phân 100 ml dung dịch X gồm x mol AgNO3 và 1,5x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Khi thời gian điện phân là t giây, khối lượng catot tăng 19,36 gam. Khi thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,24 mol. Nồng độ của dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu là
A. 1,0M B. 1,2M C. 1,8M D. 2,1M
Hỗn hợp E chứa 3 este X, Y, Z đều thuần chức, mạch hở và có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 14,28 gam E thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 34,44 gam. Mặt khác, đun nóng 14,28 gam E cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối và một ancol no, đơn chức duy nhất. Đun nóng hỗn hợp muối với vôi tôi xút thu được hỗn hợp gồm 2 ankan kế tiếp. Khối lượng lớn nhất có thể của este có phân tử khối lớn hơn trong E là
A. 2,94 B. 5,86 C. 7,35 D. 6,60
Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol este X bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 15,2 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2CH2OOCH B. HCOOCH2CH2OOCH
C. HCOOCH2CH(CH3)OOCH D. CH3COOCH2CH2OOCCH3
Cho hỗn hợp gồm m gam bột Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng dư thấy tan hoàn toàn thu được dung dịch X. Để oxi hóa hết Fe2+ có trong dung dịch X cần dùng 0,018 mol khí Cl2. Giá trị của m là
A. 0,640 B. 0,320 C. 0,512 D. 0,256
Hòa tan hoàn toàn 18,68 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3, Fe, FeCO3, Fe3O4 (Trong đó nguyên tố Mg chiếm 3,854% về khối lượng) bằng m gam dung dịch HNO3 47,25% (đun nóng), thu được dung dịch Y (chỉ gồm các muối nitrat của ion kim loại) và 1,96 lít (đktc) khí Z gồm 3 khí không màu A, B, C (MA < MB < MC; tỉ lệ mol nA : nB : nC = 1 : 4 : 20). Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,284 gam kết tủa. Giá trị của m gần với số nào sau đây:
A. 50 B. 74 C. 64 D. 71
Cho 19,14 gam hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y mạch hở (tạo bởi 3 amino axit Gly, Ala và Val) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,26 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối B. Đốt cháy hoàn toàn 19,14 gam A, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 47,18 gam. Mặt khác, đốt cháy a gam hỗn hợp muối B bằng lượng O2 vừa đủ thu được m gam hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2, Na2CO3. Giá trị của m là
A. 58,86 B. 74,46 C. 57,04 D. 60,68
Điện phân dung dịch chứa x mol NaCl và y mol CuSO4 với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi nước bị điện phân ở hai cực thì ngừng. Thể tích khí sinh ra ở anot gấp 1,5 lần thể tích khí sinh ra ở catot ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Quan hệ giữa x và y là
A. x = 1,5y B. x = y C. x = 3y D. x = 6y
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến