Cho 11,15 gam chì oxit được nung nóng dưới H2. Sau khi ngừng nung nóng sản phẩm rắn A thu được có khối lượng 10,83 gam. Tính thành phần khối lượng của A
nPbO = 0,05
PbO + H2 —> Pb + H2O
x…………………..x
mA = 223(0,05 – x) + 207x = 10,83
—> x = 0,02
—> A gồm PbO (0,03) và Pb (0,02)
Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl tỉ lệ mol 2 : 3 bằng dòng điện 1 chiều I = 0,5A, sau t giờ thu được dung dịch Y chứa 2 chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 5,39 gam so với khối lượng của X. Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,58 gam Fe3O4. Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết ra khỏi dung dịch. Giá trị t gần nhất với
A. 6,5 B. 7,5 C. 5,5 D. 8,5
Điện phân 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và Zn(NO3)2 0,15M với cường độ dòng điện I = 1,34 A trong 72 phút. Số gam kim loại thu được ở catot sau điện phân là:
A. 3,775 gam. B. 2,80 gam. C. 2,48 gam. D. 3,45 gam.
Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khí thoát ra ở catot là 2,24 lít ở (đktc) thì ngừng điện phân. Dung dịch tạo thành hoà tan tối đa 4 gam MgO. Mối liên hệ giữa a và b là:
A. 2a = b. B. 2a + 0,2 = b.
C. 2a = b + 0,2. D. 2a < b.
Có 2 cốc thủy tinh trong mỗi cốc có 50 gam dung dịch muối nitrat của một kim loại chưa biết. Thêm vào cốc thứ nhất a gam bột Zn, thêm vào cốc thứ hai a gam bột Mg. Khuấy kĩ các hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc phản ứng đem lọc để tách các kết tủa từ mỗi cốc, cân khối lượng các kết tủa thấy chúng chênh lệch nhau 0,164 gam. Đem đun nóng riêng biệt từng kết tủa với dung dịch HCl dư, trong cả hai trường hợp đều giải phóng khí H2 và còn lại 0,864 gam kim loại trong HCl dư.
Viết các PTHH, xác định muối nitrat và C% của dung dịch muối này.
Một chất hữu cơ X có CTPT là C4H11NO2. Cho X tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 2,24 lít khí Y (đktc). Nếu trộn lượng khí Y này với 3,36 lít H2 (đktc) thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 9,6. Hỏi khi cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 12,3 gam B. 8,2 gam C. 12,2 gam D. 8,62 gam
Tính pH của dung dịch A gồm HF 0,001M; NaF 0,001M Ka = 6,8.10^-4
Cho 25,36 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa NaNO3 và HCl vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam muối (không chứa ion Fe3+) và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, NO2, H2 và CO2, biết tỉ khối của Z so với He là 125/14. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 168,37 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 500 ml dung dịch NaOH 1,68M vào Y thu được 33,7 gam kết tủa và 0,448 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 37% B. 46% C. 62% D. 23%
X, Y, Z là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều thu được lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 31,12g hỗn hợp M gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 4 : 1 trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chỉ chứa 0,29 mol muối A và 0,09 muối B (MA < MB). Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng 14. Số mol O2 cần để đốt cháy hết 0,2016 mol peptit Z là
A. 4,3848. B. 5,1408. C. 5,7456. D. 3,6288.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức A, B (trong đó số mol A gấp 2,5 lần B) thu được 8,8 gam CO2 và 1,12 lít N2. Xác định công thức A, B.
Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp A gồm K2CO3 và MgCO3 vào dung dịch H2SO4 dư, khí sinh ra sục vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm m muối trong A để lượng kết tủa đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến