Cho 11,34 gam bột nhôm vào 300 ml dung dịch hỗn hợp FeCl3 1,2M và CuCl2 xM, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 26,4 gam hỗn hợp hai kim loại. Giá trị của x là
A. 0,5. B. 0,4. C. 1,0. D. 0,8.
nFeCl3 = 0,36 và nCuCl2 = 0,3x; nAl = 0,42
Hỗn hợp hai kim loại gồm Cu (0,3x) và Fe (y mol)
—> 64.0,3x + 56y = 26,4 (1)
Phần dung dịch chứa Al3+ (0,42), Fe2+ (0,36 – y) và Cl- (0,6x + 1,08)
Bảo toàn điện tích:
0,42.3 + 2(0,36 – y) = 0,6x + 1,08 (2)
(1)(2) —> x = 0,5 và y = 0,3
Tiến hành 6 thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. (b) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. (c) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng. (d) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng. (e) Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. (g) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (b) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl. (c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (d) Cho FeO vào dung dịch HNO3. (e) Đốt cháy sắt dư trong khí Cl2. (f) Đun nóng hỗn hợp bột gồm Fe và S trong khí trơ. (g) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được muối Fe(III) là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Cho hồn hợp A gồm 2 kim loại R hóa trị I và X hóa trị II. Hòa tan 3 gam A vào dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2,94 gam hỗn hợp B gồm khí NO2 và khí D có thể tích bẳng 1,344 lít (đktc).
1) Nếu tỉ lệ khí NO2 và khí D thay đổi thì khối lượng muối khan thay đổi trong khoảng nào?
2) Nếu cho cùng 1 lượng khí clo lần lượt tác dụng hoàn toàn với R và X thì khối lượng R phản ứng gấp 3,375 lần khối lượng của X. Muối clorua của R thu được gấp 2,126 lần khối lượng muối clorua của X tạo thành. Tính thành phần % về khối lượng các kim loại trong A.
Cho 1,12 lít O2 tác dụng hết với 13,05 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được hỗn hợp rắn Y gồm các oxit và kim loại dư. Hòa tan toàn bộ Y vào nước dư thu được dung dịch Z và 1,12 lít H2. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch CuSO4 thu được 26,35 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Na trong X là:
A. 17,62% B. 35,25% C. 29,89% D. 59,77%
Trong phân tử este đa chức mạch hở X có hai liên kết pi, số nguyên tử cacbon và oxi khác nhau là 2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Phân tử hợp chất M được tạo thành từ 1 nguyên tử nguyên tố Y và 2 nguyên tử nguyên tố X. Tổng số hạt proton và notron trong phân tử M bằng 64 hạt. Hạt nhân mỗi nguyên tử X,Y đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì nhỏ liên tiếp.
Xác định công thức phân tử M?
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân AgNO3; (b) Nung FeS2 trong không khí; (c) Nhiệt phân KNO3; (d) Nhiệt phân Cu(NO3)2; (e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4; (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 dư; (h) Điện phân dung dịch CuCl2; (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư. Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi kết thúc các phản ứng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 1,2. B. 1,56. C. 1,72. D. 1,66.
Thực hiện phản ứng crackinh m gam n-butan, thu được hỗn hợp X chỉ có các hidrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch chứa 6,4 gam brom, thấy brom phản ứng hết và có 4,704 lít hỗn hợp Y (đktc) thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 117/7. Giá trị của m là
A. 8,12. B. 10,44. C. 8,620. D. 9,28.
Cho 3,67 gam hỗn hợp 2 halogen liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng vừa đủ với hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al thu được muối Y. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư thu được 7,99 gam kết tủa. Hai halogen này là
A. Flo và Clo B. Brom và Clo
C. Brom và Iot D. Iot và Clo
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến