Cho 15 gam glyxin vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1M, thu được dung dịch Y chứa 31,14 gam chất tan. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 40,82. B. 43,46. C. 42,15. D. 41,25.
nGly = 0,2; nHCl = nH2SO4 = x
m chất tan = mGly + mHCl + mH2SO4 = 31,14
—> x = 0,12
Y + NaOH —> GlyNa (0,2), NaCl (0,12), Na2SO4 (0,12)
—> m muối = 43,46 gam
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. X tác dụng với NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối cacboxylat đơn chức và ancol Z no, hai chức. Axit hóa Y, thu được hai axit cacboxylic Y1 và Y2 có cùng số nguyên tử hiđro, trong đó Y1 có phân tử khối lớn hơn Y2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y1 có phản ứng tráng gương.
B. Chất Y2 làm mất màu dung dịch brom.
C. Chất Z có công thức phân tử C2H6O2.
D. Chất X có 3 đồng phân cấu tạo.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. (b) Cho miếng gang (hợp kim Fe-C) vào dung dịch HCl. (c) Cho miếng Na vào dung dịch AgNO3. (d) Quấn dây Cu quanh thanh Al và nhúng vào dung dịch HCl. (e) Cho miếng Cu vào dung dịch FeCl3. (f) Cho miếng Fe vào dung dịch HCl và ZnCl2. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Dung dịch X chứa 0,25 mol Ba2+, 0,1 mol Na+, 0,2 mol Cl- và còn lại là HCO3-. Thể tích dung dịch Y chứa NaOH 1M và Na2CO3 1M cần cho vào X, để thu được kết tủa lớn nhất là
A. 125 ml. B. 100 ml. C. 150 ml. D. 175 ml.
Cho các phát biểu sau: (a) Thép là hợp kim của sắt và cacbon, trong đó có từ 0,01 – 2% khối lượng C. (b) Bột nhôm trộn với bột Fe2O3 dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm. (c) Phèn chua và thạch cao sống có công thức lần lượt là KAl(SO4)2.12H2O và CaSO4.2H2O. (d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương. (e) Dung dịch Na2CO3, Na3PO4 làm mềm được nước cứng. (g) Miếng gang để trong không khí ẩm xảy ra ăn mòn điện hóa. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Cho 1 mol chất X (C7HyO3, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O (trong đó MY < MZ, có 3 mol NaOH tham gia phản ứng). Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được T (Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Phát biểu nào sau đây sai:
A. Chất Y vừa làm mất màu dung dịch Br2, vừa tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Nung Y với NaOH có xúc tác CaO thu được khí metan.
C. Phân tử chất X và chất T có cùng số nguyên tử hiđro.
D. Chất X có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn đề bài.
Đốt cháy 10,5 gam hỗn hợp A gồm CH4, C2H4, C2H2 trong oxi, thu được khí B. Dẫn khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thì thấy có 75 gam kết tủa. Hỏi phần trăm khối lượng CH4 tối đa là bao nhiêu ?
A. 40,65%. B. 30,48%. C. 55,76%. D. 60,27%.
Cho 45,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Cu(OH)2 vào dung dịch HBr, thu được 6,4 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa các muối và 1,792 lít H2. Thêm AgNO3 dư vào Y thu được 247,36 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X.
Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2, 0,05 mol C3H6 và 0,07 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm C2H6, C2H4, C3H8, C2H2, C3H6 và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng bình dung dịch nặng thêm là
A. 5,04 gam. B. 11,18 gam. C. 16,92 gam. D. 6,84 gam.
Phân lân rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây, kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả. Phân lân có hai loại, phân lân tự nhiên và phân lân chế tạo. Trong phân lân chế tạo thì có một loại dễ tiêu, có tính axit nên không thích hợp cho đất chua, loại kia, ngược lại, có tính kiềm, ít tan trong nước, thích hợp cho đất chua. Cho biết thành phần chính của mỗi loại phân lân nói trên.
Cho các chất đơn chức có công thức phân tử C3H6O2 lần lượt phản ứng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng có thể xảy ra là:
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến