Cho 16,44 gam Ba vào 100ml dung dịch HCl 0,6M và AlCl3 0,9M. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng m gam so với ban đầu. Giá trị của m là:
A. 11,52 B. 11,76 C.11,84 D. 11,92
nH2 = nBa = 0,12; nHCl = 0,06; nAlCl3 = 0,09
Dung dịch sau phản ứng chứa Ba2+ (0,12), Cl- (0,33), bảo toàn điện tích —> nAl3+ = 0,03
Bảo toàn Al —> nAl(OH)3 = 0,06
Δm = mBa – mAl(OH)3 – mH2 = 11,52
—> Tăng 11,52 gam.
Anh ơi sao dung dịch sau phản ứng chứ Ba2+, Cl-, Al3+
nAl3+ không phải bằng 0,09 hả anh
Cho 0,03 mol este X thủy phân hoàn toàn bằng 1 lượng vừa đủ 0,6 lít dung dịch NaOH 0,1M . Cho 10,56 gam este X thủy phân hoàn toàn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch KOH, sau phản ứng cô cạn được hỗn hợp thu được 14,56 gam hỗn hợp 2 muối và 4,96 gam 1 ancol. Tìm công thức cấu tạo của X.
Hỗn hợp A gồm rượu etylic và rượu đơn chức X có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1. Chia m gam A thanh hai phần bằng nhau: – Phần một phần ứng hết với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). – Phần hai đem đốt cháy hoàn toàn trong 0,775 mol khí O2 (dư) thu được tổng số mol khí và hơi là 1,225 mol. a) Xác định công thức phân tử của X và tính giá trị m. b) Viết công thức cấu tạo có thể có của X.
Cho các thí nghiệm sau :
a, Cho CaCO3 vào dung dịch HCl dư.
b, Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) vào H2O dư.
c, Cho Ag vào dung dịch HCl dư.
d, Cho Na vào dung dịch NaCl dư.
e, Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol tương ứng 1:2) vào H2O dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có sự hòa tan chất rắn là?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (có cùng số nguyên tử Cacbon số H trong ankin nhiều hơn trong anđehit là 2). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp cần 38,08 lít O2 (đktc) thu được 33,6 lít CO2 ở đktc. Nếu cho 0,5 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 123,0 B. 152,4. C. 120,0. D. 94,2
Đốt cháy hoàn toàn 11,5g một hợp chất hữu cơ X chứa (C,H,O) rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình tăng thêm 35,5g. Lọc, thu được 28g chất kết tủa và dung dịch Y, đun kĩ dung dịch Y thu thêm được 11g kết tủa nữa. Xác định CTPT, CTCT của X.
Hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon A và B (MA < MB) có thể tích bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít X trong khí O2 thu được 1,5 lít khí CO2 và 1,5 lít hơi nước. Xác định CTPT của các hidrocacbon A và B. Biết rằng thể tích của các khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ 0,39 mol O2. Khối lượng X ứng với 0,1 mol:
A. 5,02 B. 4,6 C. 5,44 D. 4,16
Hợp chất hữu cơ X có CTPT CxHyO4 chỉ chứa các nhóm chức -COOH, -OH và -CHO. Biết m gam X có thể phản ứng với 0,08 mol Na và 0,04 mol NaOH (đều dùng với lượng tối đa). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 2m gam X thu được 2a mol CO2 và a mol H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy lượng kết tủa thu được nhỏ hơn 80 gam. Biết phần trăm khối lượng nguyên tử cacbon trong X lớn hơn 55%. Cho 3m gam X phản ứng với AgNO3/NH3 thì số gam kết tủa thu được tối đa là ?
A. 64,92. B. 94,62. C. 92,64. D. 69,24.
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, trilinolein và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,04 mol) và Y] cần dùng 4,2625 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 51,21 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,18 mol Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của axit glutamic có trong Z là
A. 11,02% B. 13,44% C. 13,67% D. 14,56%.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 10 gam Na thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 13,8 gam và 23,4 gam
B. 9,2 gam và 13,8 gam
C. 23,4 gam và 13,8 gam
D. 9,2 gam và 22,6 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến