Cho 17,4 gam một oxit của kim loại R phản ứng vừa đủ với 6,72 lít H2 thì thu được kim loại R. Hòa tan hết 2/3 lượng kim loại R ở trên bằng dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2. Biết các khí đo ở đktc. Hãy xác định R và CTHH của oxit ban đầu
RxOy + yH2 —> xR + yH2O
0,3/y……0,3…………………0,3
Bảo toàn khối lượng:
17,4 + 0,3.2 = mR + 0,3.18 —> mR = 12,6
2/3 lượng R nặng 8,4 gam:
2R + 2nHCl —> 2RCln + nH2
0,3/n…………………………..0,15
—> MR = 8,4n/0,3 = 28n
—> n = 2, MR = 56: R là Fe
M oxit = 56x + 16y = 17,4y/0,3
—> x/y = 3/4 —> Fe3O4
Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (đúng tỷ lệ mol): 1) X + NaOH → Y + Z. 2) Y + NaOH → CH4 + Na2CO3. 3) Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag. Biết X là hợp chất hữu cơ đơn chức. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Y là natri axetat.
B. Z là andehit axetic.
C. X không làm mất màu dung dịch brom.
D. Tên gọi của X là vinyl axetat.
Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư (hiệu suất phản ứng là 100%) thu được 25,92 gam Ag. Nồng độ phần trăm của dung dịch glucozơ là
A. 8,64%. B. 17,28%. C. 34,56%. D. 7,776%.
Khối lượng tinh bột cần dùng để khi lên men thu được 1 lít dung dịch ancol etylic 40° (khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml) với hiệu suất 80% là
A. 626,09 gam. B. 782,61 gam.
C. 305,27 gam. D. 704,35 gam.
Cho 1,752 gam amin đơn chức X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, được 2,628 gam muối. Số đồng phân cấu tạo bậc 2 của X là
A. 4 B. 3 C. 8 D. 2
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở chỉ thu được 2 mol Gly 2 mol Val và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Cho 0,1 mol Alanin tác dụng với 150 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,875 B. 18,325 C. 18,475 D. 21,235
Người ta điều chế polienantamit (nilon-7) theo sơ đồ sau: Axit ω-aminoenantoic → polienantamit. Để điều chế 1 tấn polienantamit với hiệu suất 90% cần bao nhiêu tấn axit ω-aminoenantoic?
A. 1,14 tấn. B. 1,03 tấn. C. 1,27 tấn. D. 1,11 tấn.
Kim loại X khử được ion kim loại Y trong dung dịch muối thành Y. Ion của kim loại X oxi hóa được kim loại Z trong dung dịch. Sắp xếp các kim loại X, Y, Z theo thứ tự giảm dần tính khử từ trái sang phải là
A. X, Y, Z. B. X, Z, Y. C. Z, X, Y. D. Z, Y, X.
Ngâm một lá kẽm trong 200 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch rửa nhẹ làm khô nhận thấy khối lượng lá kẽm giảm 0,2 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 đã dùng là
A. 1,0M. B. 0,1M. C. 0,2M. D. 0,5M.
Cho 4,65 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 1,4 lit N2O (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thành phần % về khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 87,10%. B. 12,90%. C. 15,75%. D. 84,25%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến