Cho 17,94 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm A, B vào 500 gam nước thu được 517,32 gam dung dịch C. Xác định A và B biết tỉ lệ khối lượng A, B trong hỗn hợp là 1:1; MB > MA.
Bảo toàn khối lượng:
mH2 = mA + mB + mH2O – mC = 0,62
—> nH2 = 0,31
2A + 2H2O —> 2AOH + H2
—> nA + nB = 2nH2 = 0,62
mA = mB = 17,94/2 = 8,97
—> 8,97/A + 8,97/B = 0,62
MA < MB —> A = 23 (Na) và B = 39 (K)
Một hỗn hợp kim loại X gồm Al và kim loại M hóa trị II tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng tạo ra dung dịch Y khí SO2, khí này bị hấp thụ trong dung dịch NaOH dư tạo ra 50,4 gam muối. Khi thêm một lượng kim loại M bằng 2 lần lượng kim loại M có sẵn trong hỗn hợp X (giữ nguyên lượng nhôm) thì muối thu được tăng 32 gam nhưng nếu giữ nguyên lượng M, giảm 1/2 lượng Al trong X thì khí thu được trong phản ứng với H2SO4 có thể tích là 5,6 cm3.
a) Xác định kim loại M.
b) Thành phần phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
c) Tính số mol H2SO4 đã dùng ban đầu, biết rằng khi cho dung dịch Y tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 2M thì lượng kết tủa không đổi.
Hòa tan 6g hh x gồm mg, al, zn trong dd HNO3 vừa đủ sau pư hoàn toàn thu được dd y và hh gồm 0.02 mol NO và 0.02 mol N2O . Làm bay hơi dd y thu được 25.4 g muối khan. Số mol HNO3 bị khử trong phản ứng trên là bao nhiêu?
Cho một muối phi kim nhóm 7 của kim loại M có hóa trị ll. Lấy 8,1 gam muối đó hòa tan vào nước ta được một dung dịch A. Chia dung dịch A làm 3 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 5,74 gam kết tủa.
Phần 2: Cho tác dụng với NaOH, kết tủa thu được đem đung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn
Phần 3: Nhúng vào một thanh kim loại B vào dung dịch khi phản ứng kết thúc thì thấy thanh kim loại nặng thêm 0,16 gam.
a) Hãy tìm khối lượng của kim loại M và phi kim
b) Xác định kim loại B
Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 tham gia phản ứng tối đa là:
A. 0,33 B. 0,40 C. 0,26 D. 0,30
Hỗn hợp X gồm C3H5(OH)3, CH3COOCH3, CH3COOCH2CH2OH, (CH2)4(COOH)2. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần vừa đủ 0,84 mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 72 B. 73 C. 74 D. 75
Hỗn hợp A gồm ancol X, axit cacboxylic Y (đều no, đơn chức, mạch hở, X có khả năng tách nước tạo anken) và este Z tạo từ X và Y. Chia 35 gam A thành 2 phần bằng nhau:
+ Đốt cháy hoàn toàn phần 1 được CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 thấy bình 1 tăng m gam, bình 2 tăng (m + 12,5) gam.
+ Phần 2 phản ứng vừa đủ với 10 gam NaOH đun nóng.
Tìm phần trăm khối lượng của este Z trong hỗn hợp A?
Một hỗn hợp có khối lượng là 15,6 gam gồm Fe và muối cacbonat của kim loại hóa trị 2 được hòa tan vào 200ml dung dịch HCl thì vừa đủ, hỗn hợp khí thu được 4,48 lít đktc và có tỉ khối so với hidro bằng 11,5.
a. Tính nồng độ mol của HCl.
b. Tìm kim loại hóa trị 2.
c. Tìm nồng độ mol của các chất sau phản ứng, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Cho 2 đồng vị hidro và 2 đồng vị Clo với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử chiếm trong tự nhiên như sau: 1H (99,984%), 2H (0,016%). 35Cl (75,77%), 37Cl (24,23%)
a. Tính nguyên tử khối TB mỗi nguyên tố
b. Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo nên từ 2 đồng vị của 2 nguyên tố đó
c. Tính phân tử khối TB của mỗi loại phân tử nói trên
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 2 peptit X và Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X và Y cần 107,52 lit O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Tính m
A.102,4
B.97
C.92,5
D.107,8
Xà phòng hóa một este no đơn chức mạch hở X bằng 0,6 mol MOH (M là kim loại kiềm) thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, đốt chất rắn thu được trong O2 dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 lít CO2 (đktc), a gam H2O và 31,8 gam muối. Giá trị của a không thể là:
A. 7,2 B. 9,0 C. 5,4 D. 10,8
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến