Cho 200 ml dung dịch A chứa HCl 1M và HNO3 2M tác dụng với 300ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và KOH xM thu được dung dịch C. Biết rằng để trung hòa 100ml dung dịch C cần 60ml dung dịch HCl 1M. Xác định x?
Dung dịch A chứa nHCl = 0,2 và nHNO3 = 0,4
Dung dịch B chứa nNaOH = 0,24 và nKOH = 0,3x
Trung hòa 100 ml dung dịch C cần 60 ml dung dịch HCl 1M
—> Trung hòa 500 ml dung dịch cần 300 ml dung dịch HCl 1M (0,3 mol)
—> 0,2 + 0,4 + 0,3 = 0,24 + 0,3x
—> x = 2,2
Đun nóng hợp chất hữu cơ X mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được duy nhất một muối natri của axit cacboxylic (có mạch không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác) và 9,3 gam ancol Y. Dẫn toàn bộ 9,3 gam Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,0 gam. Đốt cháy toàn bộ muối cần dùng 0,6 mol O2, thu được CO2; 2,7 gam H2O và 15,9 gam Na2CO3. Nhận định nào sau đây là sai?
A. X tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 2.
B. Trong X chứa 3 nhóm -CH2.
C. Trong X chứa 1 nhóm -OH.
D. X có 1 đồng phân cấu tạo duy nhất.
Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ 20% (lấy dư 20% so với lượng cần cho phản ứng). Dung dịch thu được có nồng độ muối tạo thành là 23,68%. Xác định kim loại M?
Người ta cho N2 và H2 vào bình kín chân không có dung tích 5 lít ở 500 độ C. Khi cân bằng được thiết lập thì có 3,01 mol N2 và 2,1 mol H2 và 0,565 mol NH3. Tính số mol N2, H2 cho vào bình lúc ban đầu?
Cho 16 gam Cu vào 500 ml dung dịch KNO3 1M, sau đó thêm tiếp 250ml dung dịch H2SO4 2M thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch A.
a. Tính thể tích khí NO sinh ra ở đktc.
b. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch A.
Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X ( CxHyOzN6) và Y( CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch Naoh 1,5 M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy 30,73 gam e trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 69,31 gam. Giá Trin a:b gần nhất là:
A. 0,73 B. 0,962 C. 0,756 D. 0,81
Viết phương trình tạo thành các ion từ các nguyên tử tương ứng: Fe2+; Fe3+; K+; N3–; O2–; Cl–; S2–; Al3+; P3–. Tính số hạt cơ bản trong từng ion, giải thích về số điện tích của mỗi ion. Nêu tên khí hiếm có cấu hình giống với cấu hình các ion thuộc nguyên tố nhóm A.
Viết cấu hình của các ion tạo nên từ các nguyên tố sau và nêu tên khí hiếm có cấu hình giống với cấu hình các ion đó:
a) Be, Li, B. b) Ca, K, Cl, Si.
Hòa tan hoàn toàn 11,6g Fe, Cu vào 87,5g dung dịch HNO3 50,4% thu được khí X và m g dung dịch Y. Cho 500ml NaOH 1,2M vào Y được kết tủa Z và dung dịch T. nung Z thu được 16g rắn. Cô cạn T và nung còn lại 37,05g rắn mới. Giá trị m là?
Tính nồng độ H+ khi cân bằng của dung dịch NH3 1,5M biết Kcb=1,7.10^-5
Một dung dịch chứa 5,35 gam muối MCl, cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau phản ứng thu được a gam một chất kết tủa và dung dịch X. Cho X tác dụng hết với dung dịch CuCl2 ta lại thu được 2a gam một chất kết tủa, biết tổng khối lượng hai lần kết tủa là 43,05 gam.
Viết phương trình phản ứng. Xác định công thức hóa học của muối MCl.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến