Cho 21,3 gam hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Mg, Cu và Al tác dụng hoàn toàn với oxi dư (có đun nóng), thu được hỗn hợp rắn B có khối lượng 33,3 gam. Để hòa tan hoàn toàn B cần phải dùng tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1M
nO2- = (33,3 – 21,3)/16 = 0,75 mol
Đặt V(lít) là thể tích dd hỗn hợp 2 axit
nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 4V mol
Ta có: nH+ = 2nO2- = 1,5 mol
⇒ V = 0,375 lít
Thể tích tối thiểu cần dùng là 375 ml
Chia 49,7 gam một hỗn hợp A gồm bột MgO và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào 500 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l đun nóng và khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Làm bay hơi một cách cẩn thận hỗn hợp sau phản ứng, thu được 59,225 gam rắn khan. Phần 2 cho vào 750 ml dung dịch HCl x mol/lít rồi tiến hành thí nghiệm như phần 1 thu được 63,35 gam rắn khan. Tìm x và khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp A
Cho 0,6 mol khí CO2 tác dụng với 500 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1,2M. Phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính m
a) Số mol của 8 gam Fe2O3, 20 gam NaOH, 11,2 lit O2, 13,44 lit H2S (đktc)
b) Khối lượng của: 0,5 mol H2SO4; 1,5 mol CaO; 11,2 lít O2; 67,2 lit SO2
c) Thể tích ở ĐKTC của 0,25 mol N2O5; 0,75 mol SO3
Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Số chất X thỏa mãn là?
A. 9 B. 8 C. 7 D. 6
Đốt cháy hoàn toàn 28,14 gam hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở, không phân nhánh bằng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 66,06 gam. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 28,14 gam X cần 0,21 mol H2 thu được hỗn hợp Y. Đun nóng hoàn toàn Y với 325ml dung dịch NaOH 1,2M (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol Z duy nhất và 31,68 gam hỗn hợp hai muối A và B. Phần trăm khối lượng của este có phân tử lớn trong X là:
A. 46,06% B. 15,46% C. 43,36% D. 76,15%
Chia 400 ml dung dịch ZnCl2 0,5M thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được a gam kết tủa. Tính a ?
Phần 2: Cho tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M thu được b gam kết tủa. Tính b ?
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Al; Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 35,68% theo khối lượng) vào dung dịch chứa 1,7975 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,5 gam muối trung hòa và 10,192 lít (đkc) NO. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y được m gam kết tủa Z và thấy thoát ra 0,84 lít khí (đkc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 512,2225. B. 497,7725 C. 500,1125. D. 488,5375.
Cho este X có công thức phân tử là C9H10O2. Thủy phân 5,25 gam X cần 2,8 gam NaOH, thu được sản phẩm không tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là:
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Hợp chất A có công thức phân tử là XY2, tổng số các loại hạt của phân tử A là 114. Hiệu số hạt mang điện của nguyên tử Y và nguyên tử X là 20. Trong nguyên tử X cũng như nguyên tử Y đều có số proton và số nơtron bằng nhau. Xác định điện tích hạt nhân, số khối và công thức hóa học của hợp chất?
Trong phòng thí nghiệm để chuẩn bị 100 ml dung dịch H2SO4 1M từ dung dịch H2SO4 10M, 4 học sinh A, B, C, D đã thực hiện theo 4 phương án khác nhau: -Học sinh A: cho 90 ml nước vào 10 ml H2SO4 10M. -Học sinh B: cho 10 ml H2SO4 10M vào 90 ml nước. -Học sinh C: cho 10 ml H2SO4 10M vào 80 ml nước, làm lạnh rồi khuấy đều và pha loãng đến 100 ml. -Học sinh D: cho 80 ml nước vào 10 ml H2SO4, khuấy và pha loãng đến 100 ml. Phương án học sinh nào đúng? Giải thích?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến